Tranh chấp tài sản chung
23/12/2016 16:57
Kính chào quý luật sư , các bạn độc giả
Gia đình tôi có ngôi nhà chỉ 23m2 đồng sở hữu của 5 người A B C D E
Do mâu thuẫn gia đình không thể sống chung được nên A B C muốn bán chia mỗi người một phần
D cũng đồng ý nhưng E không chịu
vì vậy A đã nộp đơn khởi kiện ra tòa xin chia tài sản chung
Theo em tìm hiểu do tài sản chung là ngôi nhà diện tích nhỏ nên phải định giá để bán rồi chia
*Nhưng trong trường hợp E nhất định không muốn bán , mà cũng không muốn mua thì xử lý như thế nào
*Ngoài ra nếu tòa xử định giá tài sản thì căn cứ vào giá nào để bán ?, vì trên thực tế bên thẩm định đưa ra giá thấp hơn thực tế rất nhiều ví dụ 1,5 tỷ nhưng bên A sẵn sàng trả 3 tỷ để mua lại toàn bộ và chia mỗi người 600tr có được không
*trong trường hợp A và E cùng muốn mua thì sẽ xử lý như thế nào có phải ai cứ trả cao hơn là được không ?
*Nếu A muốn xin tòa cho bán đấu giá căn nhà để giá được cao nhất , đảm bảo quyền lợi cho tất cả các đồng sở hữu liệu có được không?
*Cuối cùng nếu tất cả các phương án trên E đều không đồng ý thì liệu tòa có giải pháp nào để cưỡng chế thi hành án không?
Xin cám ơn các luật sư , các bạn độc giả ! Trân trọng(dongsonglon@...)
Việc chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như bạn hỏi được quy định tại Ðiều 224 Bộ luật Dân sự 2005:
+ Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.
+ Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Theo quy định trên thì các bên có thể thỏa thuận phân chia tài sản thuộc sở hữu chung. Việc phân chia và xác định tỷ lệ mỗi người được hưởng đương nhiên sẽ dựa vào phần quyền sở hữu của mỗi người như đã thỏa thuận ban đầu; khi phân chia mỗi người sẽ nhận được phần quyền sở hữu tương ứng với phần quyền sở hữu theo thỏa thuận ban đầu đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lại về việc phân chia. Sau 10 năm, hay bất kỳ khoảng thời gian nào, việc xác định tỷ lệ phân chia vẫn không có sự thay đổi; nếu tài sản giảm hay tăng giá trị thì phần quyền sở hữu của mỗi người vẫn được xác định theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ ban đầu đã xác định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
+ Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.