Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú
20/06/2017 08:45Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú. Tôi và bạn trai tôi sống với nhau năm 2012. Bạn trai tôi làm trong lực lượng vũ trang nên khi kết hôn phải xét lý lịch nhân thân của tôi. Đến nay chúng tôi đã có một con gái 19 tháng tuổi nhưng vẫn chưa đi đăng ký kết hôn. Khi làm giấy khai sinh tôi đã ký một văn bản ủy quyền cho bạn trai tôi là cha nhận nuôi của đứa bé. Bây giờ chúng tôi không cùng chung sống nhưng bạn trai tôi muốn giành quyền nuôi con. Theo luật thì việc này sẽ được giải quyết thế nào? Liệu tôi có phải ra toà để giải quyết? (Gửi bởi: chulanbacgiang…@gmail.com)Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú. Tôi và bạn trai tôi sống với nhau năm 2012. Bạn trai tôi làm trong lực lượng vũ trang nên khi kết hôn phải xét lý lịch nhân thân của tôi. Đến nay chúng tôi đã có một con gái 19 tháng tuổi nhưng vẫn chưa đi đăng ký kết hôn. Khi làm giấy khai sinh tôi đã ký một văn bản ủy quyền cho bạn trai tôi là cha nhận nuôi của đứa bé. Bây giờ chúng tôi không cùng chung sống nhưng bạn trai tôi muốn giành quyền nuôi con. Theo luật thì việc này sẽ được giải quyết thế nào? Liệu tôi có phải ra toà để giải quyết? (Gửi bởi: chulanbacgiang…@gmail.com)
Về tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú, Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho người hỏi có địa chỉ email chulanbacgiang…@gmail.com như sau:
Trường hợp của bạn thuộc nội dung quy định tại khoản 2, Điều 53, Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu về con và tài sản thì được giải quyết theo quy định của Luật này. Mặt khác, theo nội dung bạn trình bày thì có thể hiểu là bạn đã công nhận bạn trai bạn là cha của cháu bé. Như vậy, bạn trai bạn có quyền tranh chấp quyền nuôi con với bạn.
Khoản 1, Điều 28, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định tranh chấp nuôi con là một trong các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu bạn trai bạn khởi kiện ra Tòa án để tranh chấp quyền nuôi con thì bạn sẽ tham gia với tư cách là đương sự của vụ án. Về nguyên tắc, việc xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi cháu bé sẽ được căn cứ trên việc bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì cháu bé hiện mới được 19 tháng tuổi, do đó, căn cứ khoản 3, Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình thì trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, Tòa án sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi con (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con).
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi “Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú?”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.