Thủ tục nhận con và đăng ký khai sinh lại cho con
20/09/2016 10:26
Câu hỏi:
Tôi và vợ sống chung từ năm 2009 nhưng chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2010 chúng tôi có 01 con chung, vì chưa đăng ký kết hôn nên vợ tôi đã đăng ký khai sinh cho cháu theo họ mẹ và trong khai sinh không có họ tên tôi. Tháng 6/2016 chúng tôi đăng ký kết hôn. Nay tôi muốn làm thủ tục nhận con, qua hướng dẫn của Ban tư pháp xã yêu cầu phải có xét nghiệm ADN giữa tôi và cháu thì mới đến làm thủ tục nhận con.
Xin Luật sư hướng dẫn cụ thể về thủ tục nhận con, các hồ sơ, giấy tờ phải có khi đến làm thủ tục tại cơ quan Tư pháp (Nguyễn Văn Nam-Quốc Oai, Hà Nội) Xin trân trọng cám ơn!
Trả lời:
Với các thông tin bạn cung cấp, Công ty luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất về thủ tục nhận con
Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”.
Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con:
“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.
Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Xác định cha, mẹ:
“Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.
Do vậy, trong trường hợp này dù anh chị chưa kết hôn nhưng anh chị đã chung sống với nhau như vợ chồng và cùng thừa nhận đứa con sinh ra là con chung thì đó là con chung của anh chị.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con:
“Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ Tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Hiện tại Tư pháp Phường yêu cầu phải có xét nghiệm ADN giữa anh và cháu thì mới thực hiện thủ tục để anh được nhận con. Như vậy, anh phải đến bệnh viên để xét nghiệm lấy kết quả AND để làm chứng cứ chứng minh quan hệ cha con theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư 15/2015/TT-BTP.
Về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt“Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con”.
Do đó, nếu vợ chồng anh có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của anh Nam, cảm ơn anh đã tin tưởng gửi thông tin cần tư vấn cho Công ty chúng tôi.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng.
Công ty luật Bảo Chính.
Thứ nhất về thủ tục nhận con
Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”.
Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con:
“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.
Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Xác định cha, mẹ:
“Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.
Do vậy, trong trường hợp này dù anh chị chưa kết hôn nhưng anh chị đã chung sống với nhau như vợ chồng và cùng thừa nhận đứa con sinh ra là con chung thì đó là con chung của anh chị.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con:
“Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ Tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Hiện tại Tư pháp Phường yêu cầu phải có xét nghiệm ADN giữa anh và cháu thì mới thực hiện thủ tục để anh được nhận con. Như vậy, anh phải đến bệnh viên để xét nghiệm lấy kết quả AND để làm chứng cứ chứng minh quan hệ cha con theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư 15/2015/TT-BTP.
Về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt“Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con”.
Do đó, nếu vợ chồng anh có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của anh Nam, cảm ơn anh đã tin tưởng gửi thông tin cần tư vấn cho Công ty chúng tôi.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng.
Công ty luật Bảo Chính.