Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Thủ tục ly hôn được tiến hành như thế nào?

31/03/2017 23:00
Câu hỏi:

Thưa Luật sư, em mong luật sư tư vấn cho em việc này: Bố mẹ em lấy nhau được 1 thời gian có em, khi em 10 tháng mẹ em đi làm nhiều ,suy nghĩ. Bố em thì không có việc thời gian đó nhưng suốt ngày hằn học mẹ em.Thế nên mẹ em bị bệnh Thần kinh đến bây giờ em 20 tuổi thì mẹ em cũng được bệnh 20 năm.
Tất cả mọi viện phí bên ngoại em lo hết, thời gian mẹ em dưỡng bệnh thì không về nhà bố ,do nhiều lần nói mẹ em, nên mẹ về nhà bố nhưng mỗi lần về lại bị bệnh lại. Năm em lên 10 tuổi mẹ em đi viện bố em viết đơn bỏ mẹ em với lý do không về nhà, không xây dựng được hạnh phúc lâu dài. Thời gian bố mẹ em ở với nhau chỉ có 8 năm lúc ở lúc không. Có khoảng thời gian ông bà ngoại cho nhà cho đất bảo nhà em về đó sống thì bố em không chịu bảo cho đứng sổ đỏ mới ở nhưng ông em không đồng ý thế là bố mẹ em ly thân từ lúc em 10tuổi. Mẹ em viện lên không ký được, bố em lấy vợ và có 2 đứa con .Trong khoảng thời gian lúc chưa và sau khi lấy vợ bố không chu cấp cho em 1 khoản nào .Lúc cho em tiền mấy trăm là tiền xã cho em nhưng lại bảo bố cho nên em không nhận. Lúc em chuẩn bị đi đại học em có về xin tiền họ bố em chỉ cho 2 triệu không đủ đóng học và cũng không muốn chu cấp cho em.
Em muốn hỏi luật sư về thủ tục ly hôn của mẹ ? Em biết là rắc rối tại mẹ em bị Tâm thần nhưng đã ly thân 10 năm nay từ lúc em học lớp 10 .Em muốn giúp mẹ làm thủ tục ly hôn ? Em sẽ bảo bố viết đơn .Em muốn hỏi luật sư xem có cách nào để ly hôn nhanh ,và thiên về phía mẹ em .Em cảm ơn luật sư ạ .Mong bên luật sư giúp đỡ ạ

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Thứ nhất, Về căn cứ ly hôn

Theo như vấn đề bạn trình bày thì mẹ bạn hiện đang bị bệnh tâm thần . Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: ..."Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ."

Một người được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 22 BLDS 2015 như sau:

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Như vậy, trong trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự là nạn nhân của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho họ. Tuy nhiên trong trường hợp của bạn, bố mẹ bạn đã sống ly thân từ lâu nên bố bạn không phải là nạn nhân của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần thì việc ly hôn của mẹ bạn sẽ được giải quyết theo thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: " Đối với việc ly hôn đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ , người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại Khoản 2 điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện".

Thứ hai, Về thủ tục ly hôn :

Người đại diện theo pháp luật của người bị mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ theo quy định tại Điều 136 Bộ luật dân sự 2015:

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự có thể thông qua người giám hộ của mình để thực hiện việc ly hôn. Để xác định được quyền khởi kiện trong trường hợp này thì việc đầu tiên là phải yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

Về thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự:

* Nộp hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự

Hồ sơ gồm:

- Đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự

-Kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần

- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân của người yêu cầu

-Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

* Chuẩn bị và xét đơn yêu cầu

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, hết thời hạn này Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Theo đề nghị của đương sự, Toà án có thể trưng cầu giám định sức khoẻ, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này, khi nhận được kết luận giám định Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.

Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Sau khi đã có quyết định tuyên một người mất năng lực hành vi dân sự thì cần xác lập người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Bộ luật dân sự 2015:

1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.

Tại Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Vậy, trường hợp này bố bạn sẽ là người giám hộ đương nhiên của mẹ bạn. Tuy nhiên, theo như bạn trình bày thì bố bạn đã chung sống như vợ chồng với người khác và đã có hai con, không thực hiện nghĩa vụ nuôi con, cụ thể là không chu cấp tiền nuôi dưỡng bạn.

Nên theo quy định ytại điều 49 Bộ luật dân sự 2015 bố bạn không đủ điều kiện để trở thành người giám hộ đương nhiên của mẹ bạn .

Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ.

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Bạn cần chuẩn bị những tài liệu hoặc chứng cứ chứng minh bố bạn không đủ điều kiện để thực hiện việc giám hộ cho mẹ bạn, sau đó thực hiện thủ tục cử người giám hộ cho mẹ bạn.

Về thủ tục ly hôn: Người giám hộ thực hiện thủ tục ly hôn thay cho người được giám hộ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ ly hôn bao gồm:

- Đơn xin ly hôn đơn phương

- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

- Bản sao Giấy khai sinh của con

- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm giấy tờ chứng minh người giám hộ, và đơn xin ly hôn sẽ do người giám hộ viết, ký tên, điểm chỉ.

Hồ sơ ly hôn này sẽ gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bố bạn cư trú.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để nhận được giải đáp hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.

Chúc bạn thành công!

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn
Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014 Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014
Luật Hộ tịch năm 2014 Luật Hộ tịch năm 2014
Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014 Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014
Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi
Thông tư Số 02a/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP về quan hệ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài Thông tư Số 02a/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP về quan hệ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010
Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Nghị định 114/2016/NĐ-CP về Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài Nghị định 114/2016/NĐ-CP về Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014
Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo