Thủ tục đăng ký nhận con nuôi như thế nào?
03/01/2017 10:35
Câu hỏi:
Có người muốn cho tôi bé gái sơ sinh, nhưng tôi không muốn cho người đó biết tôi ở đâu. Tôi muốn nhờ cơ quan có thẩm quyền không cho người đó biết địa chỉ nhà tôi khi tôi tới UBND làm thủ tục nhận nuôi vì sợ người đó biết sẽ có rắc rối về sau, như vậy có được không? Khi làm thủ tục nhận nuôi tôi đi tới UBND nào cũng được phải không? Bachtuyet@.... com
Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Hiện nay, pháp luật về nuôi con nuôi không quy định về việc giấu địa chỉ của cha mẹ nuôi với cha mẹ đẻ của đứa trẻ. Tuy nhiên, thủ tục nhận nuôi con nuôi có quy định hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi phải có địa chỉ, tình trạng chỗ ở (Điều 17, Luật Nuôi con nuôi 2010)
Về việc giấu địa chỉ của cha mẹ nuôi với cha mẹ đẻ của đứa trẻ, khoản 1 Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật nuôi con nuôi quy định: “Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi.” Theo quy định này, quyền và nghĩa vụ đối với người con do cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi thỏa thuận, nếu cha mẹ nuôi của đứa trẻ có nguyện vọng về việc thăm nom hay cùng chăm sóc đứa trẻ cùng cha mẹ đẻ thì việc bạn muốn giấu địa chỉ sẽ không được chấp thuận.
Mặt khác, người con nuôi được biết nguồn gốc của mình theo quy định tại điều 11 Luật nuôi con nuôi 2010.
Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nhận nuôi con nuôi
Khoản 1 điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật nuôi con nuôi quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, cụ thể ở trường hợp này là ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em được nhận làm con nuôi đăng kí thường trú.
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi. Theo đó, khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi. Nếu bạn còn vướng mắc thì có thể gọi 1900 6281 để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Hiện nay, pháp luật về nuôi con nuôi không quy định về việc giấu địa chỉ của cha mẹ nuôi với cha mẹ đẻ của đứa trẻ. Tuy nhiên, thủ tục nhận nuôi con nuôi có quy định hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi phải có địa chỉ, tình trạng chỗ ở (Điều 17, Luật Nuôi con nuôi 2010)
Về việc giấu địa chỉ của cha mẹ nuôi với cha mẹ đẻ của đứa trẻ, khoản 1 Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật nuôi con nuôi quy định: “Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi.” Theo quy định này, quyền và nghĩa vụ đối với người con do cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi thỏa thuận, nếu cha mẹ nuôi của đứa trẻ có nguyện vọng về việc thăm nom hay cùng chăm sóc đứa trẻ cùng cha mẹ đẻ thì việc bạn muốn giấu địa chỉ sẽ không được chấp thuận.
Mặt khác, người con nuôi được biết nguồn gốc của mình theo quy định tại điều 11 Luật nuôi con nuôi 2010.
Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nhận nuôi con nuôi
Khoản 1 điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật nuôi con nuôi quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, cụ thể ở trường hợp này là ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em được nhận làm con nuôi đăng kí thường trú.
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi. Theo đó, khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi. Nếu bạn còn vướng mắc thì có thể gọi 1900 6281 để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Luật hôn nhân gia đình, ly hôn, đơn phương ly hôn, thuận tình ly hôn, Luật sư tư vấn luật, Luật sư Hà Nội, tranh chấp tài sản, tài sản chung, tài sản riêng, nuôi con, cấp dưỡng, khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận tài sản vợ chồng, mang thai hộ, bạo lực gia đình, thừa kế, di chúc, khai nhận di sản thừa kế, Công ty luật, tư vấn luật hôn nhân gia đình, xác định cha, xác định mẹ, công nhận con, trợ cấp nuôi con, hàng thừa kế thứ nhất, người khai nhận thừa kế, từ chối nhận thừa kế, từ chối nhận di sản, đăng ký kết hôn, cấp lại giấy kết hôn, giấy khai sinh, sửa giấy khai sinh, đăng ký khai sinh