Thủ tục đăng ký khai tử người nước ngoài tại Việt Nam
26/09/2016 17:12
Câu hỏi:
Vừa qua ở khu chung cư nơi tôi sinh sống có 2 trường hợp chết: một bà cụ người Việt Nam và một người đàn ông mang quốc tịch Hàn Quốc. Đề nghị cho tôi biết thủ tục thực hiện đăng ký khai tử đối với người Việt Nam và người nước ngoài chết ở Việt Nam có khác nhau không? Thủ tục cụ thể như thế nào?
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Thủ tục thực hiện đăng ký khai tử đối với người Việt Nam và người nước ngoài chết ở Việt Nam khác nhau ở thẩm quyền đăng ký khai tử: đăng ký khai tử cho người Việt Nam chết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết; đăng ký khai tử cho người nước ngoài chết ở Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết.
Thủ tục cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam: Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử. Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (Điều 34 Luật Hộ tịch năm 2014).
- Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho người nước ngoài chết tại Việt Nam: Người đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch (là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết; trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết). Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi khai tử. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân (Điều 52 Luật Hộ tịch năm 2014).
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Thủ tục thực hiện đăng ký khai tử đối với người Việt Nam và người nước ngoài chết ở Việt Nam khác nhau ở thẩm quyền đăng ký khai tử: đăng ký khai tử cho người Việt Nam chết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết; đăng ký khai tử cho người nước ngoài chết ở Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết.
Thủ tục cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam: Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử. Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (Điều 34 Luật Hộ tịch năm 2014).
- Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho người nước ngoài chết tại Việt Nam: Người đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch (là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết; trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết). Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi khai tử. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân (Điều 52 Luật Hộ tịch năm 2014).
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.