Thời gian từ chối nhận di sản là bao lâu?
23/09/2016 15:11
Câu hỏi:
Cô ruột của tôi không có con, khi sống thì ở với các cháu nay cô đã qua đời, cô tôi có một thửa đất và ngôi nhà mang tên cô. Tất cả các anh chị em tôi đều thống nhất để thửa đất và ngôi nhà đó cho cậu em út - người có nhiều thời gian chăm sóc nuôi dưỡng cô nhất đồng thời chúng tôi muốn từ chối nhận di sản thì chúng tôi sẽ thực hiện việc này trong bao lâu? Hoàng Nghĩa - huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính cảm ơn ông đã tin tưởng gửi câu hỏi xin tư vấn.
Với các thông tin ông cung cấp Công ty luật Bảo Chính hiểu rằng cô của ông trước khi qua đời không lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Do vậy đây là trường hợp phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người thuộc hàng thừa kế của cô ông gồm:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thứ tự hưởng di sản là những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản. Như thông tin ông cung cấp thì các anh chị em của ông thống nhất để cho người em út được đứng tên toàn bộ tài sản của cô ông nên chúng tôi hiểu rằng những người thừa kế thuộc các hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai của cô ông đều đã chết. Khi đó ông cùng các anh chị em của mình sẽ thuộc hàng thừa kế thứ 3 được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 676.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 676 thì những người cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau có nghĩa rằng ông và các anh chị em của mình được nhận phần tài sản bằng nhau. Ví dụ ông có 5 anh chị em thì di sản của cô ông sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau.
Mặc dù pháp luật quy định quyền được nhận di sản thừa kế nhưng cũng cho phép người thừa kế có quyền từ chối việc nhận di sản thừa kế và việc từ chối nhận di sản thừa kế được quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự theo đó:
"1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế".
Như vậy theo quy định tại khoản 3, Điều 642 thì người thừa kế thực hiện việc từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế, ngày mở thừa kế là ngày người để lại di sản chết. Thông tin ông cung cấp không nói rõ ngày mà cô ông chết nên nếu cô ông qua đời chưa được 6 tháng thì các anh chị em của ông mới có quyền thực hiện việc từ chối nhận di sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của ông, chúc ông và gia đình mạnh khỏe và có quyết định đúng đắn./.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Với các thông tin ông cung cấp Công ty luật Bảo Chính hiểu rằng cô của ông trước khi qua đời không lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Do vậy đây là trường hợp phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người thuộc hàng thừa kế của cô ông gồm:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thứ tự hưởng di sản là những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản. Như thông tin ông cung cấp thì các anh chị em của ông thống nhất để cho người em út được đứng tên toàn bộ tài sản của cô ông nên chúng tôi hiểu rằng những người thừa kế thuộc các hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai của cô ông đều đã chết. Khi đó ông cùng các anh chị em của mình sẽ thuộc hàng thừa kế thứ 3 được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 676.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 676 thì những người cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau có nghĩa rằng ông và các anh chị em của mình được nhận phần tài sản bằng nhau. Ví dụ ông có 5 anh chị em thì di sản của cô ông sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau.
Mặc dù pháp luật quy định quyền được nhận di sản thừa kế nhưng cũng cho phép người thừa kế có quyền từ chối việc nhận di sản thừa kế và việc từ chối nhận di sản thừa kế được quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự theo đó:
"1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế".
Như vậy theo quy định tại khoản 3, Điều 642 thì người thừa kế thực hiện việc từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế, ngày mở thừa kế là ngày người để lại di sản chết. Thông tin ông cung cấp không nói rõ ngày mà cô ông chết nên nếu cô ông qua đời chưa được 6 tháng thì các anh chị em của ông mới có quyền thực hiện việc từ chối nhận di sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của ông, chúc ông và gia đình mạnh khỏe và có quyết định đúng đắn./.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.