Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

31/03/2017 23:05
Câu hỏi:

Tôi và vợ tôi đã ly hôn về tài sản tôi không lấy gì cả. Tuy nhiên vợ tôi lại tách con tôi ra không cho gặp bố. Cháu đang đi học, vợ tôi cho cháu nghỉ và đi làm cách nhà 80 cây số. Bây giờ tôi muốn hỏi Luật sư trong trường hợp của tôi thì có được tạm quyền nuôi con để tôi đưa cháu đi học không. Và làm thế nào để tôi được nuôi con?

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.

Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:

Điều 82 luật HN-GĐ năm 2014 quy định Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

Theo quy định trên thì sau khi ly hôn bạn vẫn có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Vợ chồng bạn ly hôn, vợ bạn không cho bạn gặp con, cho con nghỉ học và đi làm cách nhà 80 cây số. Việc vợ bạn cho con nghỉ học gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của con bạn . Bởi vậy, để việc học tập của con không bị ảnh hưởng thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Điều 84 luật HN-GĐ năm 2014 quy định Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

….."

Khi có căn cứ chứng minh vợ bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Và nếu con bạn từ đủ 07 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.

Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!

Công ty luật Bảo Chính!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại … xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn
Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Nghị định số 24/2013/NĐ- CP Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài Nghị định số 24/2013/NĐ- CP Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình
Luật Hộ tịch năm 2014 Luật Hộ tịch năm 2014
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010
Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã
Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014 Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014