Thay đổi người nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn
14/10/2016 16:47
Câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, cách đây 2 năm chúng tôi ly hôn, tôi không được nuôi con vì điều kiện thường xuyên đi công tác nước ngoài. Nay công việc của tôi đã ổn định thu nhập tốt và muốn được trực tiếp nuôi con vậy tôi cần phải làm gì để được nuôi con. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Bích Thủy - TX Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Trả lời:
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 84 như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy nếu chị muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con thì trước tiên chị cần phải thỏa thuận với cha cháu bé, nếu con chị đã đủ 7 tuổi thì anh, chị cũng cần xem xét tới nguyện vọng cũng như điều kiện sinh hoạt học tập của cháu bé để đảm bảo môi trường phát triển tốt nhất cho cháu bé.
Tuy nhiên nếu hai bên anh chị không thống nhất việc thay đổi này mà việc cháu bé ở với bố không đảm bảo được điều kiện phát triển cho cháu bé thì chị có quyền khởi kiện vụ việc tại Tòa án có thẩm quyền để thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
Việc thay đổi này chị cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng bởi con trẻ rất dễ bị tác động bới môi trường sống, ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách...
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho trường hợp chị quan tâm.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy nếu chị muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con thì trước tiên chị cần phải thỏa thuận với cha cháu bé, nếu con chị đã đủ 7 tuổi thì anh, chị cũng cần xem xét tới nguyện vọng cũng như điều kiện sinh hoạt học tập của cháu bé để đảm bảo môi trường phát triển tốt nhất cho cháu bé.
Tuy nhiên nếu hai bên anh chị không thống nhất việc thay đổi này mà việc cháu bé ở với bố không đảm bảo được điều kiện phát triển cho cháu bé thì chị có quyền khởi kiện vụ việc tại Tòa án có thẩm quyền để thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
Việc thay đổi này chị cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng bởi con trẻ rất dễ bị tác động bới môi trường sống, ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách...
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho trường hợp chị quan tâm.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.