Quyền sở hữu theo Bộ luật dân sự năm 2015
05/01/2017 20:44
Câu hỏi:
H mồ côi cha mẹ từ bé và được vợ chồng ông bà N, một gia đình hàng xóm có kinh tế khá giả nhưng không có con, nhận nuôi và rất mực thương yêu. Năm chị H 20 tuổi, đang học dở đại học, ông bà N biết mình sức khỏe yếu nên đã thống nhất làm di chúc để lại toàn bộ tài sản cho chị H. Sau đó hai ông bà lần lượt qua đời. H là người được thừa kế toàn bộ tài sản của ông bà nên một số bà con họ hàng khuyên bán một phần tài sản thừa kế để lấy tiền ăn học, sinh sống hàng ngày. Tuy nhiên H băn khoăn vì không biết mình có quyền thực hiện việc này hay không?
Trả lời:
Theo Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”
Như vậy theo quy định trên, H là người thừa kế nên là chủ sở hữu với toàn bộ tài sản của gia đình ông bà N. Hơn nữa H đã là người thành niên nên có toàn quyền sử dụng và định đoạt đối với tài sản đó. Vì vậy, H có quyền bán một phần số tài sản để lo cho việc ăn học, sinh hoạt hàng ngày của mình.
Theo Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”
Như vậy theo quy định trên, H là người thừa kế nên là chủ sở hữu với toàn bộ tài sản của gia đình ông bà N. Hơn nữa H đã là người thành niên nên có toàn quyền sử dụng và định đoạt đối với tài sản đó. Vì vậy, H có quyền bán một phần số tài sản để lo cho việc ăn học, sinh hoạt hàng ngày của mình.