Quyền nuôi con và yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?
31/03/2017 17:02
Thưa Luật sư, tôi tên H, hiện ở tại Gia Lai. Nay tôi có vấn đề thắc mắc nhờ quý công ty tư vấn giùp. Tôi và vợ kết hôn được hơn 2 tháng thì chia tay. Tòa giải quyết theo đơn của vợ tôi. Bản thân tôi sau khi níu kéo không được cũng đồng ý ký ly hôn.Tòa ra quyết định thuận tình ly hôn với nội dung là không có con chung, tài sản chung và nợ chung bởi trong đơn cô ta khai như vậy. Đến nay cô ấy đã sinh con được gần 2 tháng.
Thời điểm ly hôn vào tháng 3 năm 2015 và có thời gian hơn nửa tháng sống ly thân. Quá trình chung sống cô ta chẳng coi tôi và gia đình tôi ra gì. Hỗn với cha chồng, ngăn cản anh em ruột tôi qua lại. Bạn bè tôi tới chơi thì đuổi về hết. Về làm rể được một thời gian tôi bị cô ta chửi bới bắt tôi làm theo ý cô ta và không bao giờ nghe tôi nói. Ra ở riêng, cô ta hầu như chẳng quan tâm gì công việc nhà, rảnh là lủi về nhà bố mẹ ruột để tôi đi chợ, nấu ăn.... một mình. Nhiều khi nấu ăn xong gọi về thì bảo là về nhà bố mẹ rồi. Tiền của tôi thì giữ hết đưa cho tôi nhỏ giọt nên tôi cũng không dám mời bạn bè cà phê. Sau ly hôn tôi có lên nhà thăm nhưng bị cô ta ném dép đuổi. Bố mẹ cô ta cũng không muốn tôi gọi là bố mẹ, em trai cô ta thì gọi tôi là thằng. Có lần gặp tôi ngoài đường cô ta nhổ nước miếng cạnh tôi. Sau khi cô ấy sinh con tôi muốn lên thăm nhưng lại sợ bị xua đuổi nên thôi. Giờ đùng đùng người nhà cô ta đòi làm đơn ra tòa đòi tôi cấp dưỡng cho con. Tôi có nghe thông tin là mang bầu dưới 180 ngày thì chưa được gọi là con.
Xin qúy công ty tư vấn cho tôi. Trường hợp ra tòa tôi có phải cấp dưỡng cho con không. Tôi làm lương nhà nước được 4 triệu và còn nuôi cha gìa. Cô ấy cũng làm nhà nước lương hơn 3 triệu vậy nếu chu cấp thì là bao nhiêu. Nếu phải xét nghiệm ADN thì ai là người phải chịu kinh phí xét ADN .Trường hợp tôi phải chu cấp thì tôi có quyền được nuôi con hay đến thăm con không. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:
Theo như bạn nói thì bạn có nghe thông tin là mang bầu dưới 180 ngày thì chưa được gọi là con. Điều này là không có căn cứ pháp lý.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy, bạn có thể căn cứ vào quy định trên để xác định cha, mẹ.
Về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn: Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
Điều 81: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn.
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng:
- Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Vợ chồng bạn có 1 con chung dưới 2 tháng tuổi nên quyền ưu tiên được dành cho người mẹ. Thêm vào đó, như bạn trình bày thì vợ chồng bạn là có công việc, thu nhập ổn định nên đây là điểm bất lợi của bạn khi giành quyền nuôi con với .
Do đó, nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được rằng con ở với bố sẽ có điều kiện tốt hơn ở với mẹ và bạn có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con, bảo đảm cho con được các điều kiện về vật chất cũng như tinh thần.
Về vấn đề cấp dưỡng cho con
Tại khoản 24, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 58, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này".
Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.".trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực
Về nguyên tắc, Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, trước hết, luật tôn trọng quyền thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng với người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó. Trong trường hợp nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp của bạn do vợ chồng không thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con được nên trong đơn ly hôn, bạn cần trình bày rõ nội dung này và yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết. Hiện nay chưa có bất kỳ một văn bản nào quy định cụ thể về số tiền cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu do sự phong phú và đa dạng và rất khác nhau của mỗi hoàn cảnh, môi trường và điều kiện cũng như mức thu nhập của người không trực tiếp nuôi con.
Tuy nhiên, khi xem xét, quyết định mức cấp dưỡng, Tòa án cũng sẽ cân nhắc mức thu nhập, hoàn cảnh sống hiện nay của anh; đồng thời, xem xét một số yếu tố như: những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con để đảm bảo cho con chung được phát triển đầy đủ về vật chất và điều kiện ăn, mặc, ở, học hành, khám, chữa bệnh; những chi phí sinh hoạt thông thường, không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người.
Vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình những lập luận, những số liệu cụ thể để chứng minh cho mức cấp dưỡng mà bạn đưa ra là hợp lý.
Người nào yêu cầu xét nghiệm ADN thì người đó phải chịu kinh phí xét nghiệm ADN.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để nhận được giải đáp hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.
Chúc bạn thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.