Quyền nuôi con khi cha mẹ không có đăng ký kết hôn?
31/03/2017 10:48Tôi quen một người con gái sinh năm 1999. Sau khi quen nhau được 3 năm và đã có một đứa con gái.Cháu được 20 tháng tuổi thì vợ tôi đã bỏ đi vì cuộc sống khó khăn. Tôi phải lo cho cháu suốt một năm qua. Bây giờ vợ tôi quay về và đòi nuôi con nhưng tôi không đồng ý.Vì tôi nghĩ vợ tôi không có công việc và hoàn cảnh gia đình vợ tôi thì bố mẹ vợ cũng đã ly hôn và không có nhà, phải đi ở trọ. Tôi không muốn con mình phải chịu một cuộc sống bấp bênh. Gia đình tôi cũng không khá giả gì nhưng tôi tin có thể lo được cuộc sống cho cháu tốt hơn là vợ tôi, một năm qua trong thời gian mẹ cháu bỏ đi tôi cũngđã lo cho cháu rất tốt. Tôi nghĩ ở với tôi cháu sẽ được chăm sóc tốt hơn là đi theo mẹ cháu.Tôi có thể chứng minh được.Tôi phải làm thế nào để giữ cháu ở lại sống với tôi? (Quang Minh - Hà Nội)
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Theo Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”.
Do đó, về mặt pháp luật, bạn và người cha của con bạn không được coi là vợ chồng.Dù không phải là vợ chồng nhưng “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con” (Điều 15) thuộc mục 1, Chương V Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Theo đó, Điều 81 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".
Theo như thông tin của quý khác hàng cung cấp thì anh và mẹ cháu đang có tranh chấp về quyền nuôi con và không thể đi đến một thỏa thuận thống nhất được. Con gái của anh chị tính đến thời điểm này đã được 32 tháng tuổi (cháu được 20 tháng tuổi thì mẹ cháu bỏ đi và 12 tháng sau tức thời điểm này chị đãtrở về). Như vậy căn cứ khoản 3 Điều 81 thì có thể thấy, cháu gái chưa đủ 36 tháng tuổi nên quyềntrực tiếp nuôi cháu thuộc về vợ anh, trừ trường người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, tại thời điểm này anh muốn có quyền nuôi, chăm sóc cháu thì buộc phải thỏa thuận được với vợ anh. Nếu khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con thì quyền này sẽ thuộc về vợ anh, do Tòa án sẽ căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 81 nêu trên trừ trường hợpngười mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Anh phải chứng minh được trước Tòa rằng vợ anh không có đủ điều kiện để nuôi cháu thì anh có thể có được quyền nuôi con.Tuy nhiên, anh có thể đợi đến khi con gái anh đủ 36 tháng tuổi, khi đó anh khởi kiện ra Tòa án để giành quyền nuôi con về mình. Anh chỉ cần chứng minh rằng anh có điều kiện chăm sóc cháu tốt hơn vợ anh thì anh sẽ được Tòa án cho phép trực tiếp nuôi, khả năng anh được Tòa án trao quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trong trường hợp này là cao hơn.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia bào chữa, luât sư tham gia vụ án hình sự… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.