Quyền lợi của con ngoài giá thú
13/09/2016 17:09
Câu hỏi:
Tôi có con ngoài giá thú với một người là thương binh loại. Hiện nay, con tôi đã 20 tuổi nhưng chưa nhận bất kỳ sự trợ giúp nào. Xin hỏi con tôi có được hưởng quyền lợi không? Nếu được thì con tôi có được truy lĩnh không và cần phải làm những thủ tục gì?
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc mà bạn đã cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Con ngoài giá thú phải chịu thiệt thòi khi sinh ra, chính vì thế nên pháp luật có quan điểm đối xử công bằng và bình đẳng. Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 101: 1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. 2.Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này. Điều 102: 1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
Theo thông tin chị cung cấp thì con chị đã 20 tuổi - độ tuổi đã thành niên, con có quyền xác định cha mẹ cho con tại cơ quan đăng ký hộ tịch nếu không có tranh chấp. Làm thủ tục khai nhận cha cho con tại UBND cấp xã nơi người con cư trú theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị Định 06/2012.
Như vậy, ngay từ khi sinh ra, con ngoài giá thú cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi như con trong giá thú, được hưởng đầy đủ các quyền khác về nhân thân được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự như quyền về cư trú, hộ tịch, giám hộ, các quyền về tài sản, thừa kế... Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014, Điều 70: 3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. 5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con cái, tuy nhiên nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt theo điều 118: “Khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình”. Như vậy, con của bạn 20 tuổi, có khả năng lao động thì người cha sẽ không bắt buộc có nghĩa vụ bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con.
Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha cho con, con bạn sẽ có các quyền về nhận di sản thừa kế như các đồng thừa kế khác.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Giám đốc Công ty luật Bảo Chính.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc mà bạn đã cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Con ngoài giá thú phải chịu thiệt thòi khi sinh ra, chính vì thế nên pháp luật có quan điểm đối xử công bằng và bình đẳng. Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 101: 1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. 2.Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này. Điều 102: 1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
Theo thông tin chị cung cấp thì con chị đã 20 tuổi - độ tuổi đã thành niên, con có quyền xác định cha mẹ cho con tại cơ quan đăng ký hộ tịch nếu không có tranh chấp. Làm thủ tục khai nhận cha cho con tại UBND cấp xã nơi người con cư trú theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị Định 06/2012.
Như vậy, ngay từ khi sinh ra, con ngoài giá thú cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi như con trong giá thú, được hưởng đầy đủ các quyền khác về nhân thân được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự như quyền về cư trú, hộ tịch, giám hộ, các quyền về tài sản, thừa kế... Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014, Điều 70: 3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. 5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con cái, tuy nhiên nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt theo điều 118: “Khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình”. Như vậy, con của bạn 20 tuổi, có khả năng lao động thì người cha sẽ không bắt buộc có nghĩa vụ bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con.
Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha cho con, con bạn sẽ có các quyền về nhận di sản thừa kế như các đồng thừa kế khác.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Giám đốc Công ty luật Bảo Chính.