Phân biệt đối xử với người khuyết tật trong gia đình có phạm luật không ?
29/03/2017 13:45Thưa luật sư, xin hỏi: Một gia đình có con bị khuyết tật. Nhưng họ đối xử tệ với người con đó. Biểu hiện: không cho đi học, cho ăn mặc rách rưới, chỗ ở tồi tàn, dấu diếm không cho người khác biết, gạt bỏ những quyết định quan trọng trong gia đình. Luật sư hướng dẫn cho em phân tích và bình luận. Một gia đình có con là người khuyết tật. Nhưng họ đối xử tệ với người con đó, biểu hiện như: không cho đi học, cho ăn mặc rách rưới, chỗ ở tồi tàn, dấu diếm không cho người khác biết, gạt ra khỏi những quyết định quan trọng trong gia đình. Luật sư hướng dẫn cho em phân tích và bình luận được không ạ?
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:
Theo Điều 14 Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định về Những hành vi bị nghiêm cấm:
"1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật."
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bố mẹ cũng như những thành viên trong gia đình đã vi phạm Điều 14 Luật người khuyết tật năm 2010 khi đã kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật cũng như người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật ( Trong trường hợp này là bố mẹ ) đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.
Mặt khác, bố mẹ trong gia đình cũng đã vi phạm Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
"Điều 69 : Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội."
Ngoài ra, trong trường này còn có sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người khi đã có sự phân biệt đối xử giữa các con, cũng như có sự đối xử bất bình đẳng đối với các con. Điều này đã được quy định trong Chương II Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để nhận được giải đáp hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.
Chúc bạn thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.