Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Nhận con riêng của vợ làm con nuôi có được hay không?

26/06/2017 22:07
Câu hỏi:

Nhận con riêng của vợ làm con nuôi có được không? Cô Mai trước đã có chồng và có một con riêng là cháu Hải. Sau khi ly dị, cô Mai đăng ký kết hôn với tôi. Nay tôi có nguyện vọng muốn nhận con riêng của Mai làm con nuôi, đổi họ cháu theo họ tôi có được không? Thủ tục, quy trình thế nào?
Cảm ơn luật sư!
(Nguyễn Văn Sơn – Việt Trì, Phú Thọ)

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính trả lời câu hỏi “Nhận con riêng của vợ làm con nuôi có được không?” của bạn như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều kiện của người được nhận làm con nuôi như sau:

“Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.”

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 14, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi:

Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.”

Như vậy, bạn có quyền nhận con của vợ bạn làm con nuôi theo quy định của pháp luật.

Về việc thay đổi họ, tên con nuôi:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 21; Khoản 1, Khoản 2, Điều 24, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, theo đó:

“1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

Đồng thời tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 24, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy định:

“1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

Về thủ tục đăng ký việc thay đổi họ tên:

Khoản 1, Điều 36, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:

“Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”

– Về thẩm quyền: UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ tên cho người dưới 14 tuổi. UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 14 tuổi trở lên. (Căn cứ Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP)

– Thủ tục đăng ký việc thay đổi họ, tên được quy định tại Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã được sửa đổi theo Khoản 10, Điều 1, Nghị định số 06/2012/NĐ-CP như sau:

Người yêu cầu thay đổi họ, tên phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi.

Việc thay đổi họ tên cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Đối với việc thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai

Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi họ, tên có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi họ, tên. Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi họ, tên. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Nội dung và căn cứ thay đổi họ, tên phải được ghi chú vào cột ghi những thay đổi sau này của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.

Sau khi việc thay đổi họ, tên đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi.

Như vậy, sau khi nhận con nuôi theo các thủ tục pháp luật quy định thì bạn muốn thay đổi tên cho con nuôi thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ tên của con nuôi.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi “Nhận con riêng của vợ làm con nuôi có được không?”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi về Công ty Luật Bảo Chính hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Nghị định số 24/2013/NĐ- CP Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài Nghị định số 24/2013/NĐ- CP Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Luật số 52/2014/QH13 Luật hôn nhân và gia đình Luật số 52/2014/QH13 Luật hôn nhân và gia đình
Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
Luật Hộ tịch năm 2014 Luật Hộ tịch năm 2014
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014
Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình
Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi
Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp  thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình
Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực
Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình