Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn khi chồng mắc chứng bệnh tâm lý ?

28/03/2017 21:16
Câu hỏi:

Chào luật sư Công ty Luật Bảo Chính. Chúng tôi kết hôn từ tháng 10/2012 và hiện có 1 con trai 3.5 tuổi. Tôi sinh năm 1988, chồng tôi sinh năm 1982. Chúng tôi kết hôn từ tháng 10/2012, và sinh con vào tháng 6/2013. Sau đó chồng tôi thất nghiệp từ 08/2013-12/2015. Tôi chi trả toàn bộ 100% chi phí sinh hoạt gia đình. Từ tháng 1/2016- nay, hàng tháng chồng tôi đưa thêm 1.000.000đ/1 tháng để thêm vào phục vụ tiền ăn uống cho bản thân chồng tôi. Các khoản tiền chồng tôi có trước khi kết hôn, chồng tôi vẫn giữ tròn vẹn đến hiện tại và là tài sản riêng của chồng tôi (bao gồm 1 sổ tiết kiệm 80 triệu và 1 xe máy liberty mua ngay sau khi cưới đứng tên chồng). Trước khi kết hôn, chồng tôi mắc chứng rối loạn cảm xúc nhưng chồng và gia đình chồng giấu không cho tôi biết. Tôi đã im lặng và tích cực hết sức để chữa bệnh cho chồng 1 lần nữa. Biểu hiện bệnh tình của chồng tôi là không thích làm việc, chỉ thích chơi, ngủ, xem phim và chờ vợ phục vụ, không thích quan tâm chăm sóc người khác, tuy nhiên về vấn đề tiền bạc, chồng tôi rất cẩn thận và giữ rất kỹ.
Trong thời gian từ tháng 12/2013-12/2014, tôi đi làm trở lại và chồng tôi ở nhà trông con, tuy nhiên, do không chơi với con mà chỉ để con chơi 1 mình với tivi, do đó đến tháng 1/2015 con tôi có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ, khi đó cháu 18 tháng tuổi. Tôi cho con đi nhà trẻ và đi khám bác sỹ, bác sỹ tâm lý khuyên tôi không nên cho con ở cùng với bố. Nên tôi đã tách bố con trong vòng 3 tháng để chuyên tâm chăm sóc con. Hiện tại con trai tôi đã khoẻ mạnh, nhanh nhẹn bình thường. Đến tháng 10.2015, gia đình chồng tôi mua cho vợ chồng tôi 1 căn hộ chung cư, tuy nhiên không cho đứng tên.
Tháng 9-10/2016, tôi bị quá tải và mệt mỏi, cũng thời điểm đó, bác sỹ của chồng tôi tư vấn cho tôi yêu cầu gia đình chồng giúp đỡ về mặt tinh thần, khuyên giải và hỗ trợ tôi. Chồng tôi cũng đã đồng ý ly hôn bằng miệng vào thời gian đó. Đến thời điểm hiện tại, khi tôi đang làm thủ tục ly hôn, với thoả thuận là tôi nuôi con và ra đi tay trắng, không xe, nhà hay tiền bạc thì họ lại đổi ý. Chồng tôi không đồng ý ký đơn ly hôn nữa và gia đình chồng cũng phản đối. Tất cả vấn đề tôi nêu trên là thực tế nhưng tôi không có bằng chứng cụ thể, tôi chỉ có duy nhất sổ khám chữa bệnh của chồng tôi. Tôi có các vấn đề lo lắng như sau mong được luật sư tư vấn cho tôi:
1. Làm thế nào đê giải quyết ly hôn nhanh nhất và đảm bảo quyền lợi cho mẹ con tôi?
2. Nếu không được thuận tình ly hôn vậy nếu đơn phương ly hôn sẽ có những vấn đề gì? Tôi có hộ khẩu từ Nghệ An, hiện tại tôi nhập khẩu vào gia đình chồng, vậy sau khi ly hôn thì thủ tục tách khẩu như thế nào và tôi sẽ đăng ký hộ khẩu ở đâu hay tạm trú ở Hà Nội không? Xin luật sư tư vấn cho tôi các vấn đề gặp phải trong trường hợp này. Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được trả lời sớm nhất có thể từ luật Bảo Chính.

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật, vấn đề ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương xin ly hôn) được quy định chi tiết và cụ thể tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Với trường hợp này, bạn phải chứng minh được việc chồng bạn vi phạm nghĩa vụ vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Để giải quyết ly hôn nhanh vẫn phải theo trình tự thủ tục, theo quy định của Pháp luật:

-Thời hạn xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;

-Hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử

-Về vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn:

Nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con và người còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi xem xét, Tòa sẽ căn cứ vào các yếu tố khác nhau để đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho đứa trẻ. Thông thường, Tòa sẽ căn cứ vào các yếu tố sau:
- Yếu tố vật chất: bao gồm khả năng kinh tế, điều kiện vật chất, ăn ở, sinh hoạt... của cha mẹ.

- Yếu tố về tinh thần: bao gồm thời gian chăm sóc, đời sống tinh thần... mà cha mẹ dành cho con.

- Nguyện vọng của đứa trẻ (chỉ áp dụng khi con 7 tuổi trở lên).
Như vậy bạn có thể thấy có nhiều yếu tố quyết định đến quyền nuôi con của bạn và của chồng. Nhiệm vụ của bạn là phải chứng minh được trước tòa án rằng mình có đủ điều kiện để chăm lo cho con tốt nhất có thể.

Như bạn nói, bạn có sổ khám chữa bệnh của chồng vậy đó cũng là một bằng chứng, chứng minh chồng bạn không thể đủ điều kiện tốt cho việc chăm sóc, nuôi dạy con.

-Vấn đề tách hộ khẩu ra khỏi gia đình chồng: Theo Luật cư trú Luật Cư trú số 81/2006/QH11 của Quốc hội.

Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Vì vậy, khi hôn nhân đã chấm dứt và bạn muốn tách khẩu thì bạn cần liên hệ với cơ quan công an quận, huyện nhà chồng bạn để làm thủ tục cắt chuyển hộ khẩu cho bạn, do bạn không phải là chủ hộ nên bạn cần có sự đồng ý của chồng (gia đình chồng) bạn khi thay đổi hộ khẩu thường trú. Bạn có thể chuyển hộ khẩu về gia đình bố mẹ đẻ, còn việc bạn chuyển ra thuê phòng trọ bên ngoài thì bạn sẽ phải đăng kí tạm trú tại nơi đó.

1. Hồ sơ ly hôn bao gồm:

- Đơn xin ly hôn;

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;

- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của nguyên đơn và bị đơn;

- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

- Bản sao giấy khai sinh của các con.

Dưới đây là mẫu đơn xin đơn phương ly hôn Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp của luật sư khi gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010
Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình
Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực
Thông tư Số 02a/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP về quan hệ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài Thông tư Số 02a/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP về quan hệ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Nghị định 114/2016/NĐ-CP về Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài Nghị định 114/2016/NĐ-CP về Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài
Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014 Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ
Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp  thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài
Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014 Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014
Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Luật Hộ tịch năm 2014 Luật Hộ tịch năm 2014