Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Lập di chúc có điều kiện được không?

03/01/2017 15:43
Câu hỏi:

Tôi không có chồng và có 1 con trai. Nay tôi lập di chúc với nội dung như sau: tài sản để lại cho con, riêng căn nhà thì để con tôi rồi đến đời các cháu tôi ở nhưng không được quyền bán. Nếu như sau này khu đất đó nhà nước quy hoạch, làm lợi ích cho đất nước cho dân, thì con tôi nhận đền bù và di dời đi. Xin hỏi nếu như vậy thì bản di chúc có hợp pháp không ?

Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn như sau:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác. Pháp luật thừa nhận và bảo hộ quyền lập di chúc của người để lại tài sản. Tuy nhiên, nội dung di chúc phải dựa trên các quy định pháp luật, tuân thủ các điều kiện của pháp luật mới có hiệu lực pháp luật. Điều 648 Bộ luật dân sự 2005 quy định về các quyền của người lập di chúc bao gồm:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn muốn sau khi chết sẽ giao cho con trai nhà ở và đất ở với điều kiện không được chuyển nhượng nhà đất cho người khác. Như vậy theo chúng tôi bạn có thể lựa chọn các hình thức dưới đây:
Trường hợp thứ nhất:
Nếu bạn muốn nhà đất của bạn để lại được dùng vào việc thờ cúng, đồng thời giao cho con trai bạn trực tiếp thực hiện việc thờ cúng và được ở trên nhà đất này thì con trai bạn sẽ không được chuyển nhượng cho người khác. Trường hợp này được quy định cụ thể tại Ðiều 670, Bộ luật dân sự 2005 như sau:
"Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng".
Như vậy, nếu bạn muốn sau khi bạn chết, con trai bạn không được chuyển nhượng nhà đất này thì trong di chúc bạn cần nêu rõ nhà đất bạn để lại sẽ được dùng vào việc thờ cúng và giao nhà đất này cho con trai của bạn quản lý.
Trường hợp thứ hai:
Nếu bạn muốn viết di chúc với nội dung là sau khi bạn chết sẽ cho con trai bạn thừa kế nhà đất của mình với điều kiện không được chuyển nhượng nhà đất này cho người khác thì về nguyên tắc, con bạn sẽ không được chuyển nhượng.
Trên thực tế khi hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì con bạn có toàn quyền quản lý sử dụng thửa đất đó nên rất khó để kiểm soát việc con trai bạn có thực hiện theo đúng ý nguyện của bạn hay không.
Mặt khác, các cơ quan thực hiện thủ tục sang tên này cũng không ghi nhận điều kiện chuyển nhượng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, việc cho con trai bạn được thừa kế nhà đất nhưng lại không được chuyển nhượng cho người khác là việc khó thực hiện được trên thực tế.
Theo chúng tôi bạn nên nêu rõ phần thửa đất cụ thể để làm tài sản thờ cúng như vậy thì sẽ có cơ sở ngăn chặn việc con trai bạn chuyển nhượng toàn bộ thửa đất cho người khác.
Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi. Nếu bạn còn vướng mắc thì có thể gọi 1900 6281 để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Luật Hộ tịch năm 2014 Luật Hộ tịch năm 2014
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp  thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Thông tư Số 02a/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP về quan hệ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài Thông tư Số 02a/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP về quan hệ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014 Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014
Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ
Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn
Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số
Luật nuôi con nuôi 2010 Luật nuôi con nuôi 2010
Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014
Luật số 52/2014/QH13 Luật hôn nhân và gia đình Luật số 52/2014/QH13 Luật hôn nhân và gia đình
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em