Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Ký giấy ủy quyền sử dụng đất cho mẹ ghẻ, có được hưởng di sản từ bố

19/01/2018 15:01
Câu hỏi:

Ký giấy ủy quyền sử dụng đất cho mẹ ghẻ, có được hưởng di sản từ bố ? Em có vấn đề mong luật sư tư vấn cho em. Bố em trước khi mất không để lại di chúc, tài sản bao gồm 3 nhà, 1 xe ô tô ( 1 nhà hiện đang cho thuê ) bố em có 1 vợ chính thức và 4 người con gái và em là con trai nhưng là con riêng của bố em đều được công nhận là con chính thức và có tên trong sổ hộ khẩu. Theo em biết mẹ ghẻ em không được bên ngoại cho đất hay tài sản riêng và từ lúc lấy bố em đều chỉ ở nhà làm nội trợ không có đi làm công việc gì kiếm ra tiền còn con gái thì có 3 người đi lấy chồng, trong sổ hộ khẩu chỉ còn có mẹ ghẻ em, 1 con gái và em. Trước đó em có ký 1 số giấy tờ " uỷ quyền sử dụng đất " do bố em mới mất và không tìm hiểu nên em chỉ đọc qua và ký người công chứng có nói: " mẹ em không có quyền bán hay cho bất cứ ai " bây giờ em lập gia đình mẹ kế em nhất quyết không lo cho em. Em và gia đình mẹ ghẻ em không hoà thuận mẹ ghẻ em đã đổi sổ hộ khẩu từ bố em là chủ hộ sang mẹ ghẻ em làm chủ hộ. Em có 1 số câu hỏi sau mong luật sư giúp em. 1/ Vd: tài sản em đã chuyển hết sang cho mẹ ghẻ em nhưng em vẫn có tên trong sổ hộ khẩu thì khi em lập gia đình em có được chia phần không? Nếu không chia cho em thì em có được kiện không và tỉ lệ thắng kiện có cao không? 2/ Em lập gia đình vợ chồng em về nhà ở mẹ ghẻ em không chấp nhận và đòi đuổi vợ chồng em ra khỏi nhà như vậy có được không? ( từ trước tới nay em chưa có hỗn với gia đình mẹ ghẻ em và em không có mắc tật cờ bạc, rượu chè... ) Mong luật sư trả lời giúp em. Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Bảo Chính! Bộ phận tư vấn pháp luật của chúng tôi đã nghiên cứu về vấn đề bạn đang gặp vướng mắc và xin tư vấn đến bạn như sau:

Dựa theo thông tin bạn cung cấp, bạn trình bày dữ kiện chưa cụ thể và đặc biệt là “giấy ủy quyền sử dụng đất” có điều khoản về việc "Mẹ em không có quyền bán hay cho bất cứ ai”. Như vậy, mẹ bạn bị hạn chế một số quyền sử dụng đất như quyền chuyển nhượng, tặng cho đất. Như vậy, mẹ bạn có thể sử dụng phần đất đó như là một người quản lý di sản và bạn vẫn có quyền được hưởng một phần di sản đó. Để chắc chắn điều này, chúng tôi cần bạn cung cấp thêm các giấy tờ liên quan như: Giấy ủy quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm rõ và đưa ra cho bạn lời tư vấn chính xác nhất.

Nếu trong trường hợp tài sản đã chuyển hết sang tên cho mẹ ghẻ bạn nhưng bạn vẫn có tên trong sổ hộ khẩu thì khi lập gia đình bạn sẽ không được chia phần và bạn cũng không có quyền gì trong khối tài sản chung này (vì đã được sang tên cho mẹ ghẻ). Việc bạn có tên trong hộ khẩu không liên quan gì đến tài sản mà chỉ là đăng khí thường trú theo hộ khẩu mà thôi.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 140. Thời hạn đại diện trong bộ luật dân sự 2015:

1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Theo thỏa thuận;

b) Thời hạn ủy quyền đã hết;

c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;\

d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

b) Người được đại diện là cá nhân chết;

c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Căn cứ vào các quy định về đại diện theo ủy quyền, Hợp đồng đại diện của mẹ ghẻ bạn sẽ giúp xác định được phạm vi, thời hạn, chủ thể và các vấn đề liên quan cụ thể và chính xác nhất.

Do nhà và đất là một phần di sản của bố bạn để lại, cho nên mẹ ghẻ bạn không có quyền đuổi vợ chồng bạn ra khỏi nhà. Hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của mẹ ghẻ bạn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại khoản 1 điều 57 nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong trường hợp bạn chưa phân biệt được hay cần thêm tư vấn, có thể gọi trực tiếp hoặc liên lạc với chúng tôi, cung cấp thêm thông tin để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn cụ thể và chính xác hơn.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi về Ký giấy ủy quyền sử dụng đất cho mẹ ghẻ, có được hưởng di sản từ bố ? cho bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được giải đáp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

Trân trọng!

Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Nghị định 114/2016/NĐ-CP về Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài Nghị định 114/2016/NĐ-CP về Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp  thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Nghị định số 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình Nghị định số 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình
Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình
Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình
Luật nuôi con nuôi 2010 Luật nuôi con nuôi 2010
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ
Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn