Kết hôn giữa những người có họ trong gia đình
24/06/2017 08:31
Câu hỏi:
Kết hôn giữa những người có họ trong gia đình. Ông cố là đời thứ nhất, sau đó sinh ra ông nội em và ông nội anh ấy là anh em ruột đời thứ hai, ông nội em sinh ra ba em và ông nội anh ấy sinh ra ba anh ấy, ba em sinh ra em và ba anh ấy sinh ra anh ấy, vậy em với anh ấy có thể kết hôn được không ạ!
Trả lời:
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về những người có họ trong phạm vi ba đời như sau:
"18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về những trường hợp cấm kết hôn như sau:
"d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Theo quy định pháp luật và thực tế gia đình bạn, chúng tôi phân tích như sau: ông cố của bạn là đời thứ nhất, ông nội bạn và ông nội người bạn muốn kết hôn là đời thứ hai, ba của bạn là đời thứ 3 và đến bạn cùng chàng trai kia là đời thứ 4. Do pháp luật chỉ cấm kết hôn đối với những người có họ trong phạm vi 3 đời nên bạn hoàn toàn được phép kết hôn với chàng trai đó (2 bạn đã sang đời thứ 4).
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Kết hôn giữa những người cùng họ trong gia đình”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!
Căn cứ theo Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về những người có họ trong phạm vi ba đời như sau:
"18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về những trường hợp cấm kết hôn như sau:
"d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Theo quy định pháp luật và thực tế gia đình bạn, chúng tôi phân tích như sau: ông cố của bạn là đời thứ nhất, ông nội bạn và ông nội người bạn muốn kết hôn là đời thứ hai, ba của bạn là đời thứ 3 và đến bạn cùng chàng trai kia là đời thứ 4. Do pháp luật chỉ cấm kết hôn đối với những người có họ trong phạm vi 3 đời nên bạn hoàn toàn được phép kết hôn với chàng trai đó (2 bạn đã sang đời thứ 4).
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Kết hôn giữa những người cùng họ trong gia đình”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!