Hai người cùng đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chia di chúc như thế nào?
17/07/2017 15:14
Hai người cùng đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chia di chúc như thế nào?
Gia đình em có hai mẹ. Đất sổ Đỏ là tên 2 mẹ. Mỗi mẹ đều có con. Nếu muốn di chúc để lại đất thì chỉ 1 người quyết định có hiệu lực không? Bản thân em là 1 người con không hề muốn đất bị chia cắt do mâu thuẫn của 2 bà. Liệu có trường hợp đất sẽ bị di chúc 1 nửa không ạ? (Trung Tâm - Hà Nội).
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau::
Thứ nhất: Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì diện tíchđất được cấp chung cho 2 người, tức là hai người cùng đứng tên trong sổ đỏ.
Do đó vấn đề chia tài sản khi thuộc hình thức sở hữu chung được xác định theo Bộ luật dân sự 2015 quy định tại điều 218 như sau:
"1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại........."
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Về vấn đề hiệu lực của di chúc:
Để di chúc có hiệu lực pháp luật thì phải di chúc được lập phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể: Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc minh mẫm, sáng suốt trong khi lập di chúc.
Người lập di chúc tự nguyện: Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội
Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật: Hình thức của di chúc là phương thức thể hiện ý chí của người lập di chúc (nội dung của di chúc); là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc.
+ Di chúc miệng: là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết. Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được. Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày tuyên bố ý chí, di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng hủy bỏ (coi như không có di chúc miệng).
+ Di chúc bằng văn bản: Là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chứ viết (viết tay, đánh máy, in) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi chia tài sản chung của các đồng chủ sở hữu thì việc định đoạt di chúc đối với riêng phần tài sản riêng chỉ cần một người quyết định. Di chúc sẽ được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi Hai người cùng đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chia di chúc như thế nào? nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.