Giành quyền nuôi con ngoài giá thú có được không?
20/06/2017 09:27
Câu hỏi:
Giành quyền nuôi con ngoài giá thú có được không? Vợ chồng bạn tôi hiếm muộn, chồng cô ấy có con riêng bên ngoài. Hàng tháng anh vẫn về và có trách nhiệm nuôi con. Gia đình anh ở ngoài Hà Nội có đầy đủ khả năng nuôi con còn mẹ đứa trẻ ở quê thì không đủ khả năng nuôi con mà muốn gửi người chị nuôi hộ để đi làm. Đứa trẻ mới gần 1 tuổi. Nay anh ấy muốn giành quyền nuôi con có được không? (Gửi bởi: nhuhongnhung@gmail.com)
Trả lời:
Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia" (khoản 2 Điều 91). Do đó, anh có quyền làm thủ tục xác định con theo quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 mà không cần hỏi ý kiến vợ. Chỉ khi cơ quan có thẩm quyền công nhận mối quan hệ cha con thì anh mới có quyền yêu cầu Tòa án xem xét việc thay đổi ngưởi trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Theo đó, khoản 2 Điều 84 Luật này quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong hai căn cứ sau: (1) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; (2) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Vì vậy, trừ trường hợp hai anh chị có thỏa thuận khác thì chỉ khi chứng minh được mẹ của đứa bé không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, Tòa án mới có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi “Giành quyền nuôi con ngoài giá thú có được không?”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia" (khoản 2 Điều 91). Do đó, anh có quyền làm thủ tục xác định con theo quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 mà không cần hỏi ý kiến vợ. Chỉ khi cơ quan có thẩm quyền công nhận mối quan hệ cha con thì anh mới có quyền yêu cầu Tòa án xem xét việc thay đổi ngưởi trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Theo đó, khoản 2 Điều 84 Luật này quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong hai căn cứ sau: (1) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; (2) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Vì vậy, trừ trường hợp hai anh chị có thỏa thuận khác thì chỉ khi chứng minh được mẹ của đứa bé không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, Tòa án mới có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi “Giành quyền nuôi con ngoài giá thú có được không?”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.