Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Giành lại quyền nuôi con và thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly khi hôn

12/05/2017 11:14
Câu hỏi:

Tôi có chị gái có con được 5 tuổi đã ly dị nhưng chị không được nuôi con vì gia đình chồng có điều kiện hơn. Nhưng nay chị lại muốn được nuôi con vì chị có đủ khả năng lo cho bé, chồng chị lại ham nhậu nhẹt. Vậy cho tôi hỏi tỷ lệ được nuôi con của chị tôi là bao nhiêu và trình tự thủ tục như thế nào để bắt đầu việc giành lại quyền nuôi con. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn đến Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội.

Về nội dung bạn quan tâm, Công ty Luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có các quy định về quyền nuôi con và quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Khoản 1 Điều 69 quy định“Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, ...” đây là quyền, đồng thời cũng là nghĩa vụ của cha mẹ. Hơn nữa “ Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng …” (Điều 7). Như vậy cha mẹ có quyền nuôi con và quyền đó ngang nhau, do vậy sau khi ly hôn việc chăm sóc nuôi dưỡng con vẫn không thay đổi, cụ thể được quy định tại:

Điều 81 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con....”

Trước đó, chị không được nuôi con vì gia đình chồng có điều kiện hơn tuy nhiên hiện nay chị đã đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì chị có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 84 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn “a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."

Thứ nhất, chị có thể thỏa thuận với anh để được nuôi con;

Thứ hai, nếu anh, chị không thể thoả thuận được với nhau thì Toà án sẽ có quyền trao quyền nuôi con cho một bên anh hoặc chị. Chị có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người nuôi con (vì anh ham nhậu nhẹt) cụ thể là không thể tiếp tục nuôi con nữa. Tuy nhiên chị không nói rõ là con chị bao nhiêu tuổi, nếu con chị trên 7 tuổi thì còn phải xem xét nguyện vọng của con theo Khoản 3 Điều 84 ”Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.”

Nếu anh, đồng ý thuộc trường hợp nêu ở điểm a khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 hoặc thuộc trường hợp nêu ở điểm b khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 hoặc con chị từ 7 tuổi trở lên mà có nguyên vọng được chị chăm sóc, nuôi dưỡng thì chị có quyền tiếp tục nuôi con. Còn nếu thuộc một trong các trường hợp trên và cả chị và anh đều không đủ điều kiện để nuôi con thì theo quy định tại Điều 86 Luật hôn nhân gia đình 2014 gia đình anh có quyền yêu cầu hạn chế quyền nuôi dưỡng của chị và nhận con chị về nuôi dưỡng.

Pháp luật Việt nam quy định vấn đề giải quyết việc tranh chấp người trực tiếp nuôi con khi ly hôn cụ thể như sau:

Căn cứ Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì để chị được quyền nuôi con có hai cách để giải quyết như trình bày trên đây:

Thứ 1: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để vợ hoặc chồng là người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con;

Thứ 2: Trường hợp vợ chồng nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định người được trực tiếp nuôi con.

Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về của con chị, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần và phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.

Như vậy chị phải chứng minh đầy đủ cho Tòa án phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho chị:

- Điều kiện về vật chất: ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của chị;

- Các yếu tố về tinh thần

- Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (nếu con chị trên 7 tuổi)

Để tiến hành thủ tục khởi kiện đòi quyền nuôi con, chị cần phải gửi đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi anh đang cư trú. Chị có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa hoặc gửi đến Tòa án qua đường bưu điện.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, bạn hãy gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn!

Chúc bạn may mắn và thành công!

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình
Luật nuôi con nuôi 2010 Luật nuôi con nuôi 2010
Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình
Nghị định số 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình Nghị định số 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình
Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi
Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài
Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014 Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014
Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Luật Hộ tịch năm 2014 Luật Hộ tịch năm 2014
Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã
Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010