Giải quyết tài sản tặng cho khi ly hôn.
23/06/2017 15:04
Giải quyết tài sản tặng cho khi ly hôn như thế nào? Ngày 10/12/ 2013, tôi và chồng tôi có kí hợp đồng tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất, hợp đồng được công chứng tại Phòng Công chứng. Hiện nay, chồng tôi nộp đơn xin ly hôn và nói tôi phải nộp các giấy tờ nhà đất cho Tòa án vì tòa yêu cầu.
Tôi muốn hỏi: Tại sao tôi lại phải nộp giấy tờ đất cho Tòa án trong khi giấy tờ nhà đất đều chỉ ghi tên tôi, là của tôi? (Phamminhphuong@gmail.com)
Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn về vấn đề giải quyết tài sản tặng cho khi ly hôn như sau:
Thứ nhất, về hiệu lực pháp lý của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng và nhà ở gắn liền với đất.
Theo thông tin bạn cung cấp, giữa chị và chồng chị đã có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, hợp đồng đã được công chứng và chị đã thực hiện thủ tục đăng kí biến động đất đai theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc tặng cho này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 459 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.
Do đó, hợp đồng tặng cho giữa chồng bạnvà bạncó giá trị pháp lý. Mảnh đất và ngôi nhà được xác định là tài sản riêng của bạnkể từ ngày bạnhoàn tất thủ tục đăng kí biến động đất đai theo quy định pháp luật đất đai.
Thứ hai, về việc phân chia tài sản khi ly hôn.
Tại Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
"1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
Như vậy, mảnh đất và ngôi nhà mà chồng bạnđã tặng cho cho bạnđược xác định là tài sản riêng của bạntrong thời kỳ hôn nhân.
Về nguyên tắc, khi ly hôn, tài sản riêng của bạntrong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc quyền sở hữu của bạntheo quy định tại Khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình:
“Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này”.
Do vậy, khi giải quyết đơn xin ly hôn của chồng chị, mảnh đất và ngôi nhà trên sẽ được xác định là tài sản riêng của chị, khi ly hôn vẫn thuộc quyền sở hữu của chị mà không được phân chia.
Thứ ba, về việc nộp giấy tờ đất cho Tòa án.
Căn cứ theo Khoản 5, Khoản 6 Điều 70 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định về Quyền và nghĩa vụ của đương sự khi tham tố tụng như sau:
“Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình;”
Do vậy, chồng chị (nguyên đơn trong vụ án ly hôn) có quyền yêu cầu chị (bị đơn trong vụ án ly hôn) cung cấp các giấy tờ nhà đất để giao nộp cho Tòa án, làm căn cứ để Tòa án xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất là chứng cứ quan trọng để chứng minh mảnh đất và ngôi nhà là tài sản riêng của chị.
Căn cứ theo Khoản 1,2 Điều 96 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về Giao nộp chứng cứ như sau:
“1. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.
2. Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.”
Như vậy, khi Tòa án đã có thông báo yêu cầu bạngiao nộp Giấy tờ thì bạn có nghĩa vụ phải chấp hành việc này. Đồng thời, chị cũng lưu ý rằng việc giao nộp này phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án; biên bản lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc và một bản giao cho chị giữ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Giải quyết tài sản tặng cho khi ly hôn”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!