Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Giải đáp về quyền nuôi con và cấp dưỡng?

29/03/2017 13:54
Câu hỏi:

Xin chào công ty luật Bảo Chính Cháu tên H mới ly hôn với vợ tên là N, khi đó con trai cháu được 16 tháng nên tòa giao quyền nuôi cho con. Thời gian đầu cháu có đưa tiền cấp dưỡng trực tiếp cho cô N đầy đủ, nhưng đến khi con cháu được 19 tháng thì cô Nga đi làm xa và để con cho ông bà ngoại nuôi, cháu thấy con ốm nhiều và gầy lắm nên cháu hỏi xin cô N cho cháu đón con về nuôi và được đồng ý nên cháu đón con về nuôi đến giờ. Bây giờ cháu đề nghị cô N chuyển quyền nuôi con cháu để cháu cho con đi học nhưng không được đồng ý, cháu nói cô N lên đón con về cho con đi học cô N cũng không đón, cháu không hiểu gì nên có người bảo cháu đưa tiền như thế là sai và đón con cũng sai, vì nếu cô N kiện cháu là bắt cóc con thì cháu phạm tội, cháu xin Công ty luật Bảo Chính giúp cháu giải đáp thắc mắc cháu phải làm gì trong trường hợp này với ạ, cháu xin trân thành cảm ơn!

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Giải đáp vấn đề bạn nuôi con có phạm tội hay không?

Bạn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi tội phạm quy định trong luật hình sự 1999, trong luật hình sự chỉ có một số tội liên quan xung quanh vấn đê nuôi con

- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Điều 134. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Với tội bắt cóc này, hành vi phải là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải có đồng thời hai hành vi: bắt cóc con tin và đe dọa chủ tài sản để chiếm đoạt tại sản.

Bạn đang thực hiện quyền của mình là chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình, và không hề có hành vi giam giữ hay đe dọa vợ bạn để chiếm đoạt tài sản nên không thể cấu thành tội này.

- Tội không chấp hành án

Điều 304. Tội không chấp hành án

Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Tòa án đã tuyên là vợ bạn có quyền trực tiếp nuôi con, và theo đúng luật thì bạn phải giao con cho vợ nuôi. Nếu bạn cố tình không giao con cho vợ mặc dù cơ quan thi hành án đã áp dụng biện pháp cưỡng chế nhưng không thành. Tuy nhiên, việc bạn đang nuôi con hiện tại là vợ bạn đã chấp thuận, và cô ấy không yêu cầu bạn giao con, ngoài ra, bạn cũng chưa hề bị áp dụng biện pháp cưỡng chế giao con nên hành vi của bạn không cấu thành tội này.

Tóm lại, việc bạn nuôi con hiện tại mặc dù vi phạm quy định của bản án, nhưng chưa đủ căn cứ để cấu thành tội phạm để bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cách giải quyết:

Trong quá trình vợ cũ của bạn được tòa giao quyền nuôi con trực tiếp, bạn vẫn có quyền gặp con, thăm nom con. Nếu trong thời gian này, bạn thấy được vợ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc con như đi làm xa thì bạn có thể nộp đơn ra tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con kèm theo chứng cứ chứng minh vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng cháu (lời làm chứng của hàng xóm xung quanh, xác nhận của công an xã phường về việc không có mặt tại địa phương...) Nếu yêu cầu của bạn là có căn cứ, tòa án sẽ ra quyết định thay đổi người nuôi con là bạn theo điểm b, khoản 2 điều 84 luật hôn nhân gia đình

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên."
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định số 24/2013/NĐ- CP Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài Nghị định số 24/2013/NĐ- CP Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi
Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài
Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014 Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
Luật số 52/2014/QH13 Luật hôn nhân và gia đình Luật số 52/2014/QH13 Luật hôn nhân và gia đình
Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp  thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014
Luật Hộ tịch năm 2014 Luật Hộ tịch năm 2014
Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực