Đối tượng góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
19/09/2016 14:27
Câu hỏi:
Do là con một, được bố mẹ cưng chiều nên A – 17 tuổi sớm đua đòi bạn bè bỏ học lêu lổng chơi bời. Gần đây, trong vòng chưa đầy 6 tháng, A đã hai lần có hành vi bạo lực gia đình với bà nội. Vậy xin hỏi A có thuộc đối tượng góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư hay không? Việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được tiến hành như thế nào?
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc mà bạn đã cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật phòng chống bạo lực gia đình và Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP thì việc góp ý, phê bình trong công đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trỏe lên có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hòa giải mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình nếu thời gian giữa hai lần thực hiện hành vi bạo lực không quá 12 tháng. Do đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định trên thì A sẽ thuộc đối tượng góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.
Cũng theo quy định tại Điều 17 Luật phòng chống bạo lực gia đình và Điều 7 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP thì việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được tiến hành như sau:
Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố hoặc người đứng đầu đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là người đứng đầu cộng đồng dân cư) quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện có người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Việc tổ chức góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình được bố trí bằng một cuộc họp riêng và vào thời gian thích hợp để các thành phần tham gia cuộc họp có thể tham dự được đông đủ. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm đại diện gia đình, hộ gia đình liền kề và các thành phần khác do người đứng đầu cộng đồng dân cư mời.
Sau khi góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư phải lập biên bản cuộc họp và gửi tới công chức làm công tác tư pháp, công chức làm công tác văn hóa - xã hội ở cấp xã để lưu trữ, làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trong trường hợp người đã bị góp ý, phê bình tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình cố tình vắng mặt thì cuộc họp góp ý, phê bình vẫn tiến hành. Trong trường hợp này, biên bản góp ý, phê bình được gửi tới người có hành vi bạo lực gia đình và các cá nhân được quy định ở trên.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc mà bạn đã cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật phòng chống bạo lực gia đình và Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP thì việc góp ý, phê bình trong công đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trỏe lên có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hòa giải mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình nếu thời gian giữa hai lần thực hiện hành vi bạo lực không quá 12 tháng. Do đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định trên thì A sẽ thuộc đối tượng góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.
Cũng theo quy định tại Điều 17 Luật phòng chống bạo lực gia đình và Điều 7 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP thì việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được tiến hành như sau:
Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố hoặc người đứng đầu đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là người đứng đầu cộng đồng dân cư) quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện có người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Việc tổ chức góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình được bố trí bằng một cuộc họp riêng và vào thời gian thích hợp để các thành phần tham gia cuộc họp có thể tham dự được đông đủ. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm đại diện gia đình, hộ gia đình liền kề và các thành phần khác do người đứng đầu cộng đồng dân cư mời.
Sau khi góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư phải lập biên bản cuộc họp và gửi tới công chức làm công tác tư pháp, công chức làm công tác văn hóa - xã hội ở cấp xã để lưu trữ, làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trong trường hợp người đã bị góp ý, phê bình tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình cố tình vắng mặt thì cuộc họp góp ý, phê bình vẫn tiến hành. Trong trường hợp này, biên bản góp ý, phê bình được gửi tới người có hành vi bạo lực gia đình và các cá nhân được quy định ở trên.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.