Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Định đoạt tài sản chung của vợ chồng khi một người đã chết

31/03/2017 10:08
Câu hỏi:

Ba tôi có hai vợ , vợ trước có hai người con trai nhưng ly dị và lấy người vợ sau có hai người con gái là tôi và em gái tôi . Lúc lấy nhau thì cha mẹ tôi không có gì trong tay, ba tôi là bộ đội được đơn vị cấp cho mảnh đất, ba tôi bị đau nên nghỉ bộ đội sớm không nhận được lương trợ cấp, mẹ tôi vất vả làm ăn và kiếm được số tiền để xây nhà, hiện giờ sổ đỏ là do ba và mẹ tôi cùng đứng tên.
Cho tôi hỏi liệu nếu ba tôi không còn sống nữa thì mẹ con người vợ trước có quyền lên lấy tài sản của mẹ tôi hiện đang có không?
Trước khi chết ba tôi dấu viết di chúc cho người con trai của vợ trước có được không hay phải cả vợ cả chồng đứng tên trong sổ đỏ cùng ký trong di chúc mới được pháp luật công nhận?
Do mẹ tôi sợ nếu mẹ không còn nữa lỡ mẹ con của người vợ trước lên đòi lấy tài sản thì chị em tôi biết ở đâu, vì hai chị em còn nhỏ mà tài sản do chính tay người vợ sau xây dựng lên hãy cho tôi 1 lời khuyên đúng đắn.
Mong giúp đỡ cho. Cảm ơn! (Hồng Phước - Quãng nam).

Trả lời:
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời cho bạn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì đối với tài sản là căn nhà đứng tên chung của bố mẹ bạn: đây được coi là tài sản chung của 2 vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khi bố hoặc mẹ bạn mất mà không có di chúc thì tài sản này sẽ được chia đôi, một nửa là tài sản riêng của người còn sống và một nửa thì được chia thừa kế theo pháp luật, căn cứ theo Điều 676 của bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, các cá nhân được chia thừa kế bao gồm mẹ bạn và các con của bố bạn, tài sản được chia là các tài sản riêng của bố bạn, trong đó có 1 nửa căn nhà.

Nếu như bố bạn trước khi mất có lập di chúc thì tâm nguyện của bố bạn về việc chia tài sản riêng của bố bạn cho ai thừa kế sẽ có giá trị nếu di chúc là hợp pháp, căn cứ theo Điều 652 bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Di chúc hợp pháp như sau:

"1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”

Đối với căn nhà chung, quyền sở hữu của bố bạn là 1/2 giá trị căn nhà nên nếu bố bạn mất và lập di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho vợ trước và con thì di chúc đó sẽ không có hiệu lực pháp luật, tương tự như vậy, nếu như chẳng may mẹ bạn mất trước thì ngôi nhà là di sản của các đồng thừa kế là bố bạn và các bạn, bố bạn không có quyền quyết định cho ai căn nhà nếu không có được sự thỏa thuận, đồng ý của các đồng thừa kế còn lại trong đó có 2 bạn, nên bạn và mẹ bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này.

Để tránh các trường hợp trên, bố mẹ bạn có thể thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, có nghĩa là lập một thỏa thuận chia căn nhà thành sở hữu riêng của mỗi người, như vậy, do công sức đóng góp xây dựng căn nhà của mẹ bạn là nhiều hơn nên mẹ bạn cũng sẽ sở hữu phần tài sản nhiều hơn, hoặc một phương án khác được đưa ra đó là bố mẹ bạn có thể thỏa thuận lập một văn bản di chúc chung của vợ chồng về tài sản chung theo quy định sau:

"Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng

Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.

Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.”

Khi lập văn bản di chúc chung có hiệu lực pháp luật, quyền lợi của mẹ bạn cùng các con sẽ được bảo vệ như trong nội dung di chúc.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi
Thông tư Số 02a/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP về quan hệ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài Thông tư Số 02a/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP về quan hệ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014
Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi
Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn
Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số
Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010
Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài
Luật Hộ tịch năm 2014 Luật Hộ tịch năm 2014
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ
Luật nuôi con nuôi 2010 Luật nuôi con nuôi 2010
Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình
Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014 Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014