Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Di chúc nào đúng pháp luật nhưng trái đạo đức xã hội?

12/12/2016 16:57
Câu hỏi:

Ông ngoại tôi đã bị bệnh mất năm 2012 để lại một thửa đất 300 m2. ông ngoại có 8 người con hiện tại người con thứ 5 đang nắm giữ giấy tờ đất không muốn chia cho các anh em mà muốn chiếm dụng riêng hết và nói rằng ông ngoại có làm tờ di chúc phân chia cho các anh em phần đất ít nhất nhưng gia đình người thứ năm này không đưa tờ di chúc ra.
Lúc làm di chúc tất cả các con đều không hay chỉ có người con thứ 5 đó tự động dẫn ông ngoại đi làm di chúc có chữ ký xác cơ quan thẩm quyền nhưng dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền rất mờ không rõ.
Vậy cho tôi hỏi:
1. Bản di chúc như vậy có hợp lệ không?
2. Nếu di chúc đó hợp lệ thì ra cơ quan pháp luật phân chia như thế nào? Nếu không có di chúc phân chia như thế nào?
3. Có quy định nào về thời gian phải khai nhận di sản thừa kế phải không? Nếu sau 10 năm vẫn chưa làm thủ tục di sản thừa kế thì có gặp vấn đề gì rắc rối về sau này không? Và hiện tại đang bị kiện có mở thừa kế được hay không?

Trả lời:

Về câu hỏi thế nào là di chúc đúng pháp luật nhưng trái đạo đức xã hội, Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Để một bản di chúc hợp pháp cần đáp ứng nhiều điều kiện, các điều kiện này được quy định tại Điều 652 BLDS về di chúc hợp pháp:

“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”

Căn cứ theo điều kiện và dữ liệu bạn trình bày cho thấy di chúc trên có dấu hiệu không hợp pháp, cụ thể là về tình trạng sức khỏe và tinh thần của người ông ngoại bạn, thêm vào đó dấu xác nhận như bạn trình bày là rất mờ có thể là dấu giả? Tuy nhiên, để di chúc này được tuyên không có hiệu lực, bạn phải có chứng cứ cụ thể và phải khởi kiện ra tòa án.

2. Nếu di chúc đóa hợp lệ thì ra cơ quan pháp luật phân chia như thế nào? Nếu không có di chúc phân chia như thế nào?

Nếu di chúc hợp pháp thì phân chia theo di chúc, nếu không hợp pháp thì chia theo pháp luật. Quy định về việc phân chia thừa kế theo pháp luật cụ thể tại điều 676 của Bộ Luật Dân sự:

“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

3. Không có quy định nào về thời gian phải khai nhận di sản thừa kế phải không? Nếu sau 10 năm vẫn chưa làm thủ tục di sản thừa kế thì có gặp vấn đề gì rắc rối về sau này không? Và hiện tại đang bị kiện có mở thừa kế được hay không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ quy định thời điểm bắt đầu việc khai nhận di sản thừa kế, không giới hạn thời gian khai nhận di sản thừa kế cụ thể tại khoản 1 điều 633 của Bộ Luật Dân sự 2005:

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này.”

Việc sau 10 năm chưa khai nhận di sản thừa kế thì theo quy định tại mục 2.4 nghị quyết 02/2004 HĐTP TANDTC:

“2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy địnhcủa pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.”

Như vậy, nếu sau 10 năm mà các đồng thừa kế không thỏa thuận được là di sản chưa chia (đây là giả thuyết nếu di chúc được tuyên không có hiệu lực hoặc người thứ năm không đi khai nhận di sản dựa trên di chúc), thì người đang chiếm hữu nhà, người thứ năm, vẫn tiếp tục được sống ở đấy, và con cái người đó tiếp tục…

Tuy nhiên, căn nhà mãi mãi vẫn khôngthuộc sở hữu riêng của người thứ năm hay con cái những người đó, cũng không thuộc về những người con khác của ông ngoại bạn, nó không thể dùng để giao dịch do không hoàn toàn thuộc sở hữu của cá nhân nào.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính, trường hợp còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 19006281 để được các luật sư của Công ty chúng tôi tư vấn trực tiếp./.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên. 

Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014 Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014 Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Nghị định số 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình Nghị định số 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình
Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Thông tư Số 02a/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP về quan hệ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài Thông tư Số 02a/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP về quan hệ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014