Di chúc còn hiệu lực không khi văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động?
19/01/2017 16:51
Câu hỏi:
Di chúc được lập và công chứng tại Văn phòng công chứng tư nhân có giá trị pháp lý không? Nếu như sau này Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì bản di chúc đã được công chứng tại đó có còn giá trị nữa không? Nên thực hiện công chứng tại Phòng công chứng Nhà nước hay Văn phòng công chứng tư nhân?
Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn như sau:
Trước hết về bản chất di chúc và hình thức di chúc
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đồng thời theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình”
Di chúc lập thành văn bản bao gồm: di chúc không có người làm chứng; di chúc có người làm chứng; di chúc được công chứng và di chúc được chứng thực.
Theo quy định của pháp luật thì việc công chứng di chúc được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Giá trị pháp lý của Di chúc được công chứng tại Phòng công chứng nhà nước hay Văn phòng công chứng tư nhân là như nhau.
Về giá trị pháp lý của di chúc đã được công chứng
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Điều này có nghĩa rằng khi Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì không ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bản đã được công chứng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Luật Công chứng 2014 thì:
“Trong trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì Văn phòng công chứng đó phải thoả thuận với một Văn phòng công chứng khác về việc tiếp nhận hồ sơ công chứng; nếu không thoả thuận được thì báo cáo Sở Tư pháp chỉ định một Phòng công chứng hoặc một Văn phòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng”. Theo đó, khi văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì sẽ có văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ theo thỏa thuận hoặc theo chỉ định của Sở Tư pháp.
Như vậy, bạn có thể lựa chọn bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào để công chứng di chúc và hoàn toàn yên tâm về giá trị pháp lý của di chúc này.
Đó là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội.
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Trước hết về bản chất di chúc và hình thức di chúc
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đồng thời theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình”
Di chúc lập thành văn bản bao gồm: di chúc không có người làm chứng; di chúc có người làm chứng; di chúc được công chứng và di chúc được chứng thực.
Theo quy định của pháp luật thì việc công chứng di chúc được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Giá trị pháp lý của Di chúc được công chứng tại Phòng công chứng nhà nước hay Văn phòng công chứng tư nhân là như nhau.
Về giá trị pháp lý của di chúc đã được công chứng
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Điều này có nghĩa rằng khi Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì không ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bản đã được công chứng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Luật Công chứng 2014 thì:
“Trong trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì Văn phòng công chứng đó phải thoả thuận với một Văn phòng công chứng khác về việc tiếp nhận hồ sơ công chứng; nếu không thoả thuận được thì báo cáo Sở Tư pháp chỉ định một Phòng công chứng hoặc một Văn phòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng”. Theo đó, khi văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì sẽ có văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ theo thỏa thuận hoặc theo chỉ định của Sở Tư pháp.
Như vậy, bạn có thể lựa chọn bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào để công chứng di chúc và hoàn toàn yên tâm về giá trị pháp lý của di chúc này.
Đó là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội.
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Luật hôn nhân gia đình, ly hôn, đơn phương ly hôn, thuận tình ly hôn, Luật sư tư vấn luật, Luật sư Hà Nội, tranh chấp tài sản, tài sản chung, tài sản riêng, nuôi con, cấp dưỡng, khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận tài sản vợ chồng, mang thai hộ, bạo lực gia đình, thừa kế, di chúc, khai nhận di sản thừa kế, Công ty luật, tư vấn luật hôn nhân gia đình, xác định cha, xác định mẹ, công nhận con, trợ cấp nuôi con, hàng thừa kế thứ nhất, người khai nhận thừa kế, từ chối nhận thừa kế, từ chối nhận di sản, đăng ký kết hôn, cấp lại giấy kết hôn, người giám hộ, con nuôi, quyền nuôi con