Cùng họ trong phạm vi ba đời thì có được lấy nhau không?
24/06/2017 08:30
Câu hỏi:
Cùng họ trong phạm vi ba đời có được lấy nhau không. Em và bạn gái có quan hệ như sau: bà nội em và mẹ bạn gái là hai chị em ruột, vậy theo luật thì em có được lấy bạn gái không ạ? Xin luật sư giải đáp giùm em ạ.
Em cảm ơn ạ.
Trả lời:
Khoản 18 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Đối chiếu với trường hợp của bạn có thể thấy bạn và bạn gái bạn vẫn đang có họ trong phạm vi ba đời: Bà nội bạn và mẹ bạn gái của bạn là đời thứ nhất, bố bạn và bạn gái của bạn là đời thứ hai, bạn là đời thứ ba. Do đó, bạn phải gọi bạn gái của bạn bằng cô.
Về mặt y học, nếu thế hệ cha mẹ càng xa nhau bao nhiêu thì đến thế hệ các con càng được tiếp thu các mặt tích cực của cha mẹ bấy nhiêu và ngược lại. Việc luật quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời nhằm duy trì, bảo vệ thuần phong, mỹ tục, đạo đức truyền thống, phong tục của ông cha ta. Đồng thời góp phần đảm bảo sự phát triển lành mạnh của các thế hệ con cháu sau này, tránh việc sinh ra những đứa trẻ bệnh tật, dị tật, tránh sự suy thoái nòi giống.
Do đó theo điểm d khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là một trong những hành vi bị pháp luật cấm:
"Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
"Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Đối chiếu với trường hợp của bạn có thể thấy bạn và bạn gái bạn vẫn đang có họ trong phạm vi ba đời: Bà nội bạn và mẹ bạn gái của bạn là đời thứ nhất, bố bạn và bạn gái của bạn là đời thứ hai, bạn là đời thứ ba. Do đó, bạn phải gọi bạn gái của bạn bằng cô.
Về mặt y học, nếu thế hệ cha mẹ càng xa nhau bao nhiêu thì đến thế hệ các con càng được tiếp thu các mặt tích cực của cha mẹ bấy nhiêu và ngược lại. Việc luật quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời nhằm duy trì, bảo vệ thuần phong, mỹ tục, đạo đức truyền thống, phong tục của ông cha ta. Đồng thời góp phần đảm bảo sự phát triển lành mạnh của các thế hệ con cháu sau này, tránh việc sinh ra những đứa trẻ bệnh tật, dị tật, tránh sự suy thoái nòi giống.
Do đó theo điểm d khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là một trong những hành vi bị pháp luật cấm:
"Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi…”
Như vậy, theo quy định trên thì bạn và người yêu bạn sẽ không được kết hôn với nhau. Nếu hai bạn vẫn có ý định lấy nhau thì quan hệ vợ chồng giữa hai bạn sẽ không được pháp luật công nhận là hợp pháp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Cùng họ trong phạm vi ba đời có được lấy nhau không” nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!
Như vậy, theo quy định trên thì bạn và người yêu bạn sẽ không được kết hôn với nhau. Nếu hai bạn vẫn có ý định lấy nhau thì quan hệ vợ chồng giữa hai bạn sẽ không được pháp luật công nhận là hợp pháp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Cùng họ trong phạm vi ba đời có được lấy nhau không” nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!