Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Có được ly hôn đơn phương không khi bị bạo lực gia đình?

23/06/2017 16:20
Câu hỏi:

Có được ly hôn đơn phương không khi bị bạo lực gia đình? Tôi muốn hỏi về vấn đề vợ chồng tôi mới cưới nhau tháng 4 năm ngoái năm nay đã có cháu 10 tháng. Khi bị ép phải chuyển khẩu quá tôi đã thẳng thắn nói sẽ không chuyển và chồng tôi đã đánh tôi còn định mang dao dọa giết, sau đó ít hôm cũng lại có xích mích và chồng lại đánh tôi. Tôi không có ý định chung sống thêm nữa nhưng hễ muốn đi thì gia đình bắt tôi phải để con lại.
Vậy tôi xin hỏi việc làm đưa con đi có vi phạm pháp luật không?
Và khi ra tòa có bị truy cứu trách nhiệm không? Hiện tại tôi phải làm sao để 2 mẹ con tôi được về ngoại? Tôi có thể lấy lý do gì để ly hôn đơn phương? Làm sao tôi làm giấy khai sinh cho cũng khi chồng giữ Giấy chứng sinh và không chịu đưa ra giấy chứng minh thư và sổ hộ khẩu? (Phamhoanghoa…@gmail.com)

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn về câu hỏi có được ly hôn đơn phương không bị bạo lực gia đình như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

"1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 các hành vi được coi là bạo lực gia đình:

"a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm dbạn dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”

Theo đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có quyền đơn phương ly hôn. Sau khi ly hôn bạn có quyền nuôi con theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

"3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình chồng có người quen làm ở huyện thì việc này không ảnh hưởng gì đến việc sau khi ly hôn xong bạn đưa con về và việc ly hôn thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Về thủ tục làm giấy khai sinh cho con:

– Thẩm quyền đăng ký khai sinh:

Theo quy định tại Điều 13 Luật hộ tịch năm 2014 quy định:

"Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.”

Như vậy, bạn có thể đến UBND xã nơi cư trú hiện tại của bạn để thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con bạn tại đó.

– Trường hợp chồng bạn giữ Giấy chứng sinh và Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật hộ tịch năm 2014 quy định giấy tờ cần cho việc làm giấy khai sinh như sau:

"1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.”

Theo quy định trên thì bạn cần có các giấy tờ sau:

1. Tờ khai theo mẫu quy định (bạn có thể lấy tại UBND xã, phường nơi bạn đến thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh)

2. Giấy chứng sinh (Trong trường hợp của chị, vì chồng bạn giữ giấy chứng sinh nên bạn có thể thay giấy chứng sinh bằng văn bản của người làm chứng xác nhận việc sinh hoặc giấy chứng nhận việc sinh)

3. Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu của người đi đăng ký khai sinh (Trong trường hợp bạn ủy quyền cho người khác đi đăng ký thay thì cần phải có văn bản ủy quyền của bạn cho người đi làm thay)

Vì bạn chưa nhập khẩu về hộ khẩu của gia đình chồng bạn mà vẫn có khẩu tại gia đình cha, mẹ đẻ của chị. Thì bạn có thể mang sổ hộ khẩu của gia đình bố mẹ bạn để đăng ký.

4. Bản sao Chứng minh thư nhân dân của người đến đăng ký khai sinh.

Như vậy, bạn có thể đăng ký khai sinh cho con bạn mà không cần đến giấy chứng sinh và sổ hộ khẩu khi chồng bạn vẫn giữ.

Về việc đưa con đi của bạn có vi phạm pháp luật không?

Theo thông tin bạn cung cấp, khi bạn mang con đi mà không hỏi ý kiến của chồng bạn, bạn có thể vi phạm vào Khoản 1 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và bị xử phạt về hành vi của bạn như sau:

"1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”

Ngoài ra, theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn có hành vi đánh và dọa giết chị. Theo quy định, tại Khoản 1 Điều 103 Bộ luật Hình sự chồng bạn có thể bị xử phạt cải tạo hoặc phạt tù như sau:

"1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”

Như vậy, trường hợp của bạn có liên quan đến rất nhiều quy định của pháp luật. Thứ nhất, bạn có quyền đơn phương ly hôn với chồng chị. Thứ hai, dù là mẹ của bé nhưng bạn vẫn bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về hành vi mang con đi mà không hỏi ý kiến gia đình chồng chị, là hai vấn đề mong bạn hết sức lưu ý.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi Có được ly hôn đơn phương không khi bị bạo lực gia đình, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Luật Hộ tịch năm 2014 Luật Hộ tịch năm 2014
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực Nghị định số 06/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình
Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014 Thông tư số 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014
Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi
Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ
Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực
Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình
Nghị định số 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình Nghị định số 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn Nghị định số 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn
Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014 Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghị định số 24/2013/NĐ- CP Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài Nghị định số 24/2013/NĐ- CP Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi 2010