Chưa hoàn thành nghĩa vụ cấp dưỡng có bị hạn chế quyền thăm nuôi con
11/09/2017 11:47
Chưa hoàn thành nghĩa vụ cấp dưỡng có bị hạn chế quyền thăm nuôi con? . Trong Quyết định ly dị của tòa án là tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền được thăm con.
- Nhưng về phía Thi hành án chỉ biết thu tiền cấp dưỡng hàng tháng, mà không để ý đến yêu cầu về quyền được gặp con của tôi.
- Cục trưởng Thi hành án tuyên bố với tôi 1 cách hùng hồn rằng: "Không cho thăm con thì không trợ cấp", và anh cứ trợ cấp đi nếu không cho thăm con thì tôi sẽ trả số tiền trợ cấp lại cho anh. (đây chính là lý do mà tại sao tôi lại nói là Trưởng và phó cục Thi hành án huyện Thanh Bình ăn nói không ra gì, bởi vì họ chỉ biết nói mà làm không được (cán bộ miệng), có sự chứng kiến của bí thư Đảng ủy xã).
- Đã vậy, từ lúc tôi còn chưa được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng, cho đến hiện tại tôi đã là 1 Đảng viên chính thức, thì lại lấy vai trò là Đảng viên ra ép buộc tôi là phải tiếp tục đóng tiền cấp dưỡng nhưng không ai quan tâm đến quyền được thăm con của tôi, tôi đặt câu hỏi: "vậy quyền được thăm con của tôi đâu thì không ai trả lời cho tôi được."; tôi có chia sẽ, chỉ cần mỗi tháng cho tôi gặp con tôi 1 lần thì ngay thời điểm đó tôi sẽ đưa trực tiếp tiền cấp dưỡng luôn. Nhưng phía Thi hành án không đáp ứng yêu cầu của tôi được.
- Qua sự việc này mà, tôi đã được mời làm việc với nhân viên Thi hành án, rồi đến Phó cục Thi hành án, tiếp đó Trưởng cục Thi hành án, về phía Thi hành án gây áp lực với bên Đảng ủy xã, Bí Thư chi bộ đơn vị nơi tôi đang làm việc, Và rồi ngay cả với Chủ tịch xã, bí thư Đảng ủy xã. ... ai cũng nói đạo đức, yêu cầu tôi thực hiện nghĩa vụ, trong khi đó quyền lợi được thăm con của tôi thì không ai nhắc đến. Yêu cầu của tôi rất đơn giản "Thăm con đưa tiền ngay". Tương lai không biết có được Huyện Ủy mời làm việc luôn không?
- Tính từ thời điểm nhận Quyết định ly dị đến nay cũng hơn 3 năm rồi, cứ vài tháng hoặc cách 1 năm là mời làm việc cái. Có 1 số người nói lại với tôi là phía Thi hành án quyết tâm làm cho tôi phải nghĩ việc mới hài lòng, tôi cũng chẳng biết là đã gây thù gì với họ ... bởi tôi chỉ có duy nhất 1 yêu cầu nói trên thôi, không gây khó dễ gì cho ai cả.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty Luật Bảo Chính, với câu hỏi của bạn chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 83, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Như vậy, khi có quyết định, bản án ly hôn của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì Quyết định này chỉ có ý nghĩa chấm dứt quan hệ pháp lý giữa vợ chồng, còn quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái vẫn phải được đảm bảo thực hiện. Việc thăm nom, chăm sóc con là quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của bạn sau khi ly hôn mà không ai được cản trở. Quyền này đã được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Bạn cần phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng, theo căn cứ tại điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Trong trường hợp, nếu vợ bạn gây khó, cản trở bạn đến quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Bạn có thể thực hiện như sau:
1, Nhờ tổ trưởng dân phố chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
2, Đến trường làm đơn xác nhận, xin sao chụp hồ sơ học bạ, sổ liên lạc… để minh chứng tình trạng sức khỏe, hạnh kiểm và học lực của con
3, Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo án Tòa.
4. Tố cáo hành vi cản trở, ngăn cản quyền thăm gặp con để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi này.
Sau đó, cơ quan Thi hành án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác mời các bên đến làm việc, người trực tiếp chăm sóc sẽ cam kết về việc tạo mọi điều kiện cho người kia được thăm con, không gây khó nữa.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Chưa hoàn thành nghĩa vụ cấp dưỡng có bị hạn chế quyền thăm nuôi con? ”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.