Chia di sản thừa kế khi anh trai chết không có di chúc?
03/01/2017 16:46
Câu hỏi:
Anh trai tôi đã mất hiện tại tài sản còn lại là nhà và đất ở. Trước khi anh trai mình kết hôn ba mẹ mình có cho anh một thửa đất, làm sổ đỏ anh đứng tên. Sau khi kết hôn có làm nhà trên thửa đất đó. Giờ anh tôi mất đột ngột không có di chúc để lại tài sản. Người vợ muốn gia đình mình làm thủ tục sang tên cho chị ấy. Gia đình tôi không chấp nhận chỉ đồng ý để khi cháu tôi đủ 18 tuổi sẽ sang tên lại cho cháu. Nhưng chị ấy không đồng ý, viết đơn kiện buộc gia đình tôi phải sang tên cho chị. Vậy chị có đủ thẩm quyền tự ý sang tên mà không cần sự đồng ý của gia đình mình không? Tài sản đó chị ấy có quyền thừa hưởng hay chỉ cháu tôi mới được thừa hưởng?
Trả lời:
Về trường hợp bạn hỏi, Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Thứ nhất, Vì anh trai bạn mất không có di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì những người được hưởng thừa kế trong trường hợp này là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết, những người thừa kế sẽ được hưởng phần thừa kế bằng nhau. Theo những thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi có thể tạm thời xác định những người được hưởng thừa kế của anh bạn là bố mẹ bạn, vợ và con của anh bạn.
Thứ hai, theo thông tin bạn cung cấp thì thửa đất trên anh bạn được tặng cho riêng trước thời kỳ hôn nhân nên thuộc sở hữu riêng của anh trai bạn.
Căn nhà xây dựng trên đất được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên được coi là tài sản chung vợ chồng theo quy định tại khoản 1 điều 33 và điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Như vậy, di sản thừa kế khi anh bạn mất trong trường hợp này gồm mảnh đất và một nửa giá trị căn nhà trên. Khi hoàn tất thủ tục thừa kế thì tài sản trên thuộc sở hữu chung của những người thừa kế. Vì vậy, chị dâu bạn không có quyền tự sang tên mảnh đất trên cho mình nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của những người đồng thừa kế khác gồm bố mẹ bạn, cháu bạn.
Bắt buộc chị dâu bạn và những người thuộc hàng thừa kế của anh trai bạn phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế xong, sau đó mới có thể chuyển tên người quản lý, sử dụng di sản đó.
Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi. Nếu bạn còn vướng mắc thì có thể gọi 1900 6281 để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Thứ nhất, Vì anh trai bạn mất không có di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì những người được hưởng thừa kế trong trường hợp này là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết, những người thừa kế sẽ được hưởng phần thừa kế bằng nhau. Theo những thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi có thể tạm thời xác định những người được hưởng thừa kế của anh bạn là bố mẹ bạn, vợ và con của anh bạn.
Thứ hai, theo thông tin bạn cung cấp thì thửa đất trên anh bạn được tặng cho riêng trước thời kỳ hôn nhân nên thuộc sở hữu riêng của anh trai bạn.
Căn nhà xây dựng trên đất được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên được coi là tài sản chung vợ chồng theo quy định tại khoản 1 điều 33 và điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Như vậy, di sản thừa kế khi anh bạn mất trong trường hợp này gồm mảnh đất và một nửa giá trị căn nhà trên. Khi hoàn tất thủ tục thừa kế thì tài sản trên thuộc sở hữu chung của những người thừa kế. Vì vậy, chị dâu bạn không có quyền tự sang tên mảnh đất trên cho mình nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của những người đồng thừa kế khác gồm bố mẹ bạn, cháu bạn.
Bắt buộc chị dâu bạn và những người thuộc hàng thừa kế của anh trai bạn phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế xong, sau đó mới có thể chuyển tên người quản lý, sử dụng di sản đó.
Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi. Nếu bạn còn vướng mắc thì có thể gọi 1900 6281 để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Luật hôn nhân gia đình, ly hôn, đơn phương ly hôn, thuận tình ly hôn, Luật sư tư vấn luật, Luật sư Hà Nội, tranh chấp tài sản, tài sản chung, tài sản riêng, nuôi con, cấp dưỡng, khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận tài sản vợ chồng, mang thai hộ, bạo lực gia đình, thừa kế, di chúc, khai nhận di sản thừa kế, Công ty luật, tư vấn luật hôn nhân gia đình, xác định cha, xác định mẹ, công nhận con, trợ cấp nuôi con, hàng thừa kế thứ nhất, người khai nhận thừa kế, từ chối nhận thừa kế, từ chối nhận di sản, đăng ký kết hôn, cấp lại giấy kết hôn, giấy khai sinh, sửa giấy khai sinh, đăng ký khai sinh, người giám hộ, con nuôi