Cha mẹ đẻ có được nhận lại con đã cho làm con nuôi của người khác không?
31/03/2017 11:52Năm năm trước vì kinh tế gia đình rất khó khăn lại cùng lúc phải nuôi bốn đứa con ăn học, vì tương lai của con nên chúng tôi mới đồng ý cho đứa thứ ba làm con nuôi. Giờ con lớn đã đi làm kiếm được công việc tốt, con thứ hai cũng học xong cấp 3 có thể tự kiếm tiền được nên hai vợ chồng muốn đón con thứ ba về đoàn tụ với gia đình không biết làm như vậy có được hay không? Mong luật sư tư vấn giúp cho. Xin cảm ơn!
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi:
“1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3.Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.”
Như vậy, kể từ lúc cho con làm con nuôi của người khác, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ với con chấm dứt và quyền, nghĩa vụ đó được chuyển giao cho cha mẹ nuôi.
Nếu muốn nhận lại con đã cho làm con nuôi của người khác thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết trường hợp này. Căn cứ theo Nghị quyết 01/1988/HĐTP Hướng dẫn áp dụng quy định luật Hôn nhân và gia đình có hướng dẫn như sau:
Nếu đứa trẻ đã làm con nuôi người khác mà cha mẹ đòi lại con thì Toà án cần xuất phát từ lợi ích của đứa trẻ mà xem xét ai là người có điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục và bồi dưỡng đứa trẻ thành công dân có ích cho xã hội. Nếu đứa trẻ đã nhận thức được, thì cũng cần hỏi cả ý kiến của nó. Nếu hai bên chỉ vì xích mích mà phát sinh ra việc đòi con thì phải giải quyết xích mích đó.
Theo đó, lợi ích của đứa trẻ luôn được đặt lên hàng đầu, Tòa án sẽ dựa vào đó để quyết định việc này. Ngoài ra, ý kiến của đứa trẻ cũng được tôn trọng, nếu đứa trẻ đã lớn thì phải hỏi ý kiến của bé, đây cũng là một yếu tố để xem xét đưa ra quyết định. Như vậy, hai người anh chị không thể đương nhiên được đòi lại con đã cho làm con nuôi của người khác.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Công ty luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.