Các điều kiện giám hộ khi vợ chồng ly hôn
31/03/2017 11:55Năm 1998 chị L và anh H đăng ký kết hôn và có 02 con chung là cháu C và cháu T. Năm 2007, chị L bị phát hiện bị lao màng não và chữa trị không khỏi. Năm 2011, trên cơ sở kết quả khám chữa bệnh của chị L, Tòa án có Quyết định tuyên bố chị mất năng lực hành vi dân sự.Trong thời gian chị L bị bệnh, anh H mặc dù là chồng nhưng không chăm lo quan tâm tới vợ mà còn chung sống với người khác và có con riêng là cháu X (sinh năm 2009). Mẹ chị L đã có đơn xin thay đổi người giám hộ đương nhiên từ năm 2011 cho đến nay, Tuy nhiên, vẫn không có cơ quan nhà nước nào giải quyết cho bà. Hãy xác định các điều kiện của người giám hộ cho chị L? (Minh Thanh - Hà Nội)
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: "Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ".
Như vậy, theo quy định của pháp luật việc chung sống như vợ chồng của 2 bạn đã xâm phạm chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Trong trường hợp này, theo quy định tại điểm b, c; khoản 1, điều 48 thì 2 bạn sẽ bị xử phạt về hành chính:
"Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ".
Và 2 bạn sẽ phải chấm dứt quan hệ chung sống bất hợp pháp này.Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật dân sự. Điều 62 Bộ luật dân sự 2005 quy định về của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
“1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ”.
Như vậy nếu vợ bị Tòa tuyên bố mất năng lựchành vi dân sự thì chồng sẽ là người giám hộ đương nhiên.Theo quy định tại Điều 60,70 Bộ luật dân sự 2005:
"Điều 60.Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ".
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia bào chữa, luât sư tham gia vụ án hình sự… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.