Biện pháp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình
21/09/2016 16:27
Câu hỏi:
Vốn có tính ghen tuông, lại thêm những lời trêu trọc của bạn bè nên P luôn trong tâm trạng lo “mất vợ”. Cứ mỗi lần say rượu là P lại chì chiết, đánh đập vợ. Vừa qua, P lại tiếp tục đánh vợ thâm tím mặt mày vì tội nói chuyện với ông hàng xóm. Không chịu được đòn roi của P, vợ P đã về nhà mẹ đẻ, nhưng P tiếp tục đến đòi “đưa vợ về để dạy”. Xin cho biết, có biện pháp nào ngăn cản hành vi này của P không?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Người thực hiện hành vi bạo lực gia đình mà gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại về sức khỏe hoặc tính mạng cho nạn nhân bạo lực gia đình sẽ bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc.
Điều 20 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và Điều 9 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP quy định biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Người có thẩm quyền ra quyết định cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 03 ngày khi có đủ các điều kiện:
- Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan Văn hóa Thể thao và Du lịch, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, cơ quan nơi làm việc của nạn nhân hoặc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội mà nạn nhân là thành viên (trường hợp cơ quan, tổ chức này có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình);
- Đã có hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình: khiến nạn nhân phải vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra; hoặc trên cơ thể của nạn nhân có dấu vết thương tích mà nhận thấy rõ bằng mắt thường hoặc nạn nhận có dấu hiệu rõ ràng về hoảng loạn tinh thần; hoặc có chứng cứ chứng minh có sự đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình.
- Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc, mà người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định này thì có thể bị tạm giữ hành chính và xử phạt vi phạm hành chính.
Đối chiếu với trường hợp trên, để ngăn cản hành vi bạo lực tiếp theo của P thì vợ P hoặc người thân trong gia đình hoặc nhờ cơ quan Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an xã làm đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định cấm tiếp xúc.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Người thực hiện hành vi bạo lực gia đình mà gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại về sức khỏe hoặc tính mạng cho nạn nhân bạo lực gia đình sẽ bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc.
Điều 20 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và Điều 9 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP quy định biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Người có thẩm quyền ra quyết định cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 03 ngày khi có đủ các điều kiện:
- Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan Văn hóa Thể thao và Du lịch, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, cơ quan nơi làm việc của nạn nhân hoặc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội mà nạn nhân là thành viên (trường hợp cơ quan, tổ chức này có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình);
- Đã có hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình: khiến nạn nhân phải vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra; hoặc trên cơ thể của nạn nhân có dấu vết thương tích mà nhận thấy rõ bằng mắt thường hoặc nạn nhận có dấu hiệu rõ ràng về hoảng loạn tinh thần; hoặc có chứng cứ chứng minh có sự đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình.
- Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc, mà người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định này thì có thể bị tạm giữ hành chính và xử phạt vi phạm hành chính.
Đối chiếu với trường hợp trên, để ngăn cản hành vi bạo lực tiếp theo của P thì vợ P hoặc người thân trong gia đình hoặc nhờ cơ quan Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an xã làm đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định cấm tiếp xúc.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.