Xuất nhiều mã hàng trùng nhau thì phải làm thế nào?
17/07/2017 15:15
Xuất nhiều mã hàng trùng nhau thì phải làm thế nào?
Công ty em sản xuất (gia công) hàng linh kiện điện tử, sử dụng hóa đơn bán hàng (không có VAT). Vừa qua em xuất 1 hóa đơn cho khách hàng, trong đó có một số mã hàng là trùng nhau nhưng lại thuộc các đơn đặt hàng khác nhau. Nếu gộp các mã hàng lại thì số mặt hàng sẽ dưới 10 bên em chỉ cần viết trực tiếp trên hóa đơn, nhưng nếu liệt kê hết các mã hàng (kể cả trùng nhau) theo từng đơn đặt hàng thì lại trên 10 nên phải dùng bảng kê. Vậy, cho em hỏi trong trường hợp này em nên làm như thế nào? (Nguyễn Văn Tuấn - Quảng Ninh)
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau::
Được biết Công ty bạn sản xuất (gia công) hàng linh kiện điện tử, sử dụng hóa đơn bán hàng (không có VAT). Vừa qua bạnxuất 1 hóa đơn cho khách hàng, trong đó có một số mã hàng là trùng nhau nhưng lại thuộc các đơn đặt hàng khác nhau. Nếu gộp các mã hàng lại thì số mặt hàng sẽ dưới 10 bên bạnchỉ cần viết trực tiếp trên hóa đơn. Nhưng nếu liệt kê hết các mã hàng (kể cả trùng nhau) theo từng đơn đặt hàng thì lại trên 10 nên phải dùng bảng kê.Dựa vào bảng kê và số liệu bạn cung cấp thì chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
- Dựa trên cách sử dụng hóa đơn mà công ty bạn sử dụng cho nhiều đơn đặt hàng khác nhau nhưng kèm đó là mã hàng trùng nhau, điều này dễ gây ra nhầm lẫn trong quá trình kê điều chỉnh hóa đơn khi kê khai thuê. Vì vậy Công ty bạn cần có biện pháp khắc phục với những đơn đặt hàng tiếp theo. Và đối với những đơn đặt hàng này thực hiện điều chỉnhTheo Khoản2Công văn 3430/TCT-KK của Tổng cục Thuế về việc kê khai hóa đơn bán hàngVề việc kê khai đối với hóa đơn điều chỉnh giảm như sau:
"Khoản 3, Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định:“Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)".
Căn cứ quy định nêu trên, đối với hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, giảm thuế theo quy định thì thực hiện kê khai:
- Đối với bên bán hàng thì thực hiện kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.
Như vậy, bên bạn cần phải có điều chỉnh sai sót cho các đơn hàng này. Đầu tiên bên bạn kê khai theo đúng trình tự đơn hàng khác nhau rồi sau đó lập biên bản cho việc sửa chữa sai sót trên các mãhàng này. Và trên đó bạn ghi rõ tăng giảm số lượng hàng hóa bán ra của Công ty..
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi Xuất nhiều mã hàng trùng nhau thì phải làm thế nào? nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng.!