Xử lý khoản nợ có bảo đảm khi mở thủ tục phá sản
04/10/2016 11:17
Câu hỏi:
Khi mở thủ tục phá sản doanh nghiệp có nhiều khoản nợ khác nhau nếu có khoản nợ có bảo đảm thì sẽ xử lý thế nào? Nguyễn Ngọc Tuyên - Bắc Hà, Lào Cai
Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội nhận được câu hỏi của bạn Nguyễn Ngọc Tuyên (Bắc Hà, Lào Cai) liên quan tới xử lý khoản nợ trong quá trình mở thủ tục phá sản. Chúng tôi trả lời bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 53 Luật Phá sản, sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật phá sản, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 53 Luật Phá sản, sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật phá sản, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
- Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
- Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật phá sản.
- Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật phá sản.
Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
- Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
- Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy việc xử lý tài sản bảo đảm trong khi mở thủ tục phá sản doanh nghiệp thì Hội nghị chủ nợ có quyền quyết định thứ tự hoặc ưu tiên xử lý những khoản nợ có tài sản bảo đảm hoặc thẩm phán phụ trách việc mở thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ quyết định nhằm đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm cũng như phù hợp với tình trạng mở thủ tục phá sản cụ thể.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn Nguyễn Ngọc Tuyên. Chúc bạn mạnh khỏe, thành công./.
Công ty luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn Nguyễn Ngọc Tuyên. Chúc bạn mạnh khỏe, thành công./.
Công ty luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).