Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

19006281

Vốn hóa chi phi lãi vay đầu tư như thế nào

21/07/2017 12:13
Câu hỏi:

Vốn hóa chi phi lãi vay đầu tư như thế nào? Hiện tại công ty tôi thực hiện dự án đóng mới 02 tàu vận tải biển. Thời gian thực hiện dự án là 18 tháng. Do một số vấn đề phát sinh về vốn đối ứng của doanh nghiệp, dự án dở dang kéo dài đến hiện tại. Nếu công ty tôi nhận lại dự án này để tiếp tục đầu tư hoàn thiện thì số lãi phát sinh từ khi dự án bắt đầu đến thời điểm chúng tôi nhận lại và hoàn thiện có được vốn hóa vào giá của tài sản khi tài sản đưa vào sử dụng không?Chúng tôi dự định hoàn thành trươc 1 sản phẩm, vậy nếu được vốn hóa thì số lãi ấy chia cho từng sản phẩm như thế nào? Số lãi phát sinh chia cho sản phẩm được khai thác và sản phẩm còn dở dang sẽ được chia như thế nào?

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

Vấn để chi phí lãi vay được quy định trong chuẩn mực kế toán số 16 tại Quyết định số 165/2002/QĐ-CP. Xác định khi nào được vốn hóa chi phí lãi vay, thời điểm bắt đầu vốn hóa và các trường hợp chấm dứt hoặc tạm dừng vốn hóa được quy định tại chuẩn mực số 16 như sau:

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM

Chuẩn mực số 16

CHI PHÍ ĐI VAY

(Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

" Ghi nhận chi phí đi vay

06. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định tại đoạn 07.

07. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.

08. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

Xác định chi phí đi vay được vốn hoá

09. Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

10. Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá.

11. Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hoá đối với chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ vốn hoá được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả trong kỳ của doanh nghiệp, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích có một tài sản dở dang. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó.

12. Nếu có phát sinh chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu thì phải điều chỉnh lại lãi tiền vay bằng cách phân bổ giá trị khoản chiết khấu hoặc phụ trội và điều chỉnh tỷ lệ vốn hoá một cách phù hợp. Việc phân bổ khoản chiết khấu hoặc phụ trội có thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng. Các khoản lãi tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong từng kỳ không được vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó.

Thời điểm bắt đầu vốn hoá

13. Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;

(b) Các chi phí đi vay phát sinh;

(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.

14. Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang bao gồm các chi phí phải thanh toán bằng tiền, chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản nợ phải trả lãi, không tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản.

15. Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu xây dựng, sản xuất như hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công xây dựng hoặc sản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài sản khi không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc sản xuất để thay đổi trạng thái của tài sản này. Ví dụ chi phí đi vay liên quan đến việc mua một mảnh đất cần có các hoạt động chuẩn bị mặt bằng sẽ được vốn hoá trong kỳ khi các hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng đó. Tuy nhiên, chi phí đi vay phát sinh khi mua mảnh đất đó để giữ mà không có hoạt động triển khai xây dựng liên quan đến mảnh đất đó thì chi phí đi vay không được vốn hoá.

Tạm ngừng vốn hoá

16. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết.

17. Việc vốn hoá chi phí đi vay được tạm ngừng lại khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường. Khi đó chi phí đi vay phát sinh được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ cho đến khi việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tiếp tục.

Chấm dứt việc vốn hoá

18. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.

19. Một tài sản sẵn sàng đưa vào sử dụng hoặc bán khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đã hoàn thành cho dù các công việc quản lý chung vẫn có thể còn tiếp tục. Trường hợp có sự thay đổi nhỏ (như trang trí tài sản theo yêu cầu của người mua hoặc người sử dụng) mà các hoạt động này chưa hoàn tất thì hoạt động chủ yếu vẫn coi là đã hoàn thành.

20. Khi quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang hoàn thành theo từng bộ phận và mỗi bộ phận có thể sử dụng được trong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng các bộ phận khác, thì việc vốn hoá các chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi tất cả các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa từng bộ phận vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.

21. Một khu thương mại bao gồm nhiều công trình xây dựng, mỗi công trình có thể sử dụng riêng biệt thì việc vốn hoá sẽ được chấm dứt đối với vốn vay dùng cho từng công trình riêng biệt hoàn thành. Tuy nhiên, đối với xây dựng một nhà máy công nghiệp gồm nhiều hạng mục công trình trên một dây chuyền thì việc vốn hoá chỉ chấm dứt khi tất cả các hạng mục công trình cùng được hoàn thành."

Trong trường hợp này của bạn, do công ty bạn nhận lại dự án này để tiếp tục đầu tư hoàn thiện đưa vào sử dụng, chính vì vậy số lãi phát sinh từ khi dự án bắt đầu đến thời điểm nhận lại và hoàn thiện sẽ được vốn hóa vào giá của tài sản khi tài sản đưa vào sử dụng.

Do công ty chỉ hoàn thành một sản phẩm trước chính vì vậy chi phí lãi được vốn hóa sẽ được áp dụng cho sản phẩm được tiến hành hoàn thành. Sau khi sản phẩm đã hoàn thành và đi vào khai thác thì việc vốn hóa sẽ chấm dứt đối với sản phẩm này và sẽ tiếp tục được chuyển sang vốn hóa cho sản phẩm còn lại.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Vốn hóa chi phi lãi vay đầu tư như thế nào”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Nghị định 52/2016/NĐ-CP Quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Nghị định 52/2016/NĐ-CP Quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Nghị định 77/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế Nghị định 77/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế
Nghị định 100/2009/NĐ-CP Quy định thu phụ thu đối với phần dầu lãi được chia của nhà thầu dầu khí khi giá dầu thô biến động tăng Nghị định 100/2009/NĐ-CP Quy định thu phụ thu đối với phần dầu lãi được chia của nhà thầu dầu khí khi giá dầu thô biến động tăng
Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn Hồ sơ đăng ký kinh doanh Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Nghị định 49/2014/NĐ-CP Về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu Nghị định 49/2014/NĐ-CP Về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu
Thông tư số 86/2016/TT-BTC Hướng dẫn lập Quỹ dự phòng rủi ro và bồi thường về môi trường Thông tư số 86/2016/TT-BTC Hướng dẫn lập Quỹ dự phòng rủi ro và bồi thường về môi trường
Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh
Nghị định 189/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần Nghị định 189/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
Nghị định 128/2014/NĐ-CP Về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước Nghị định 128/2014/NĐ-CP Về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước
Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
Nghị định 130/2006/NĐ-CP Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Nghị định 130/2006/NĐ-CP Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Công văn số 3089/BTP-TCTHADS  Về thi hành quyết định của Tòa án liên quan đến giải quyết phá sản Công văn số 3089/BTP-TCTHADS Về thi hành quyết định của Tòa án liên quan đến giải quyết phá sản
Nghị định 53/2009/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu quốc tế Nghị định 53/2009/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu quốc tế
Nghị định 90/2011/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nghị định 90/2011/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Nghị định 52/2014/NĐ-CP Quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm Nghị định 52/2014/NĐ-CP Quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Nghị định 86/2013/NĐ-CP Về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng danh cho người nước ngoài Nghị định 86/2013/NĐ-CP Về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng danh cho người nước ngoài
Nghị định 194/2013/NĐ-CP Về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Nghị định 194/2013/NĐ-CP Về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Nghị định 81/2015/NĐ-CP quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Nghị định 81/2015/NĐ-CP quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
Nghị định 99/2012/NĐ-CP Về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp Nghị định 99/2012/NĐ-CP Về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp