Câu hỏi:
Chào Luật sư!
Luật sư cho tôi hỏi, hiện tại Ban Tổng giám đốc của Công ty tôi có 5 người, trong Quy chế hoạt động của Ban Tổng giám đốc có phân công nhiệm vụ cho Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính, Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, Phó Tổng giám đốc phụ trách thi công và giải phóng mặt bằng, Phó Tổng giám đốc phụ trách Kế hoạch, Phó Tổng giám đốc thường trực. Trong Quy chế ghi rất rõ về việc ký văn bản là các Phó tổng chỉ được ký vào văn bản khi có ủy quyền của Tổng giám đốc.
Trong một cuộc họp nội bộ của Công ty ngày 28/6/2016 Tổng giám đốc có phân công lại nhiệm vụ cho một số phó tổng giám đốc, nhưng chỉ có phó tổng giám đốc thường trực là được Tổng giám đốc phân công: Phụ trách chung phòng Kỹ thuật, Phòng kế hoạch, và Quản lý thi công. Phó tổng giám đốc thường trực được ký và phải chịu trách nhiệm về tất cả các văn bản, hồ sơ kỹ thuật. Sau buổi họp này Trưởng phòng TC_HC đã ra một bản thông báo kết luận cuộc họp đồng thời ra một văn bản ủy quyền của Tổng giám đốc cho phó tổng giám đốc thường trực nhưng giấy ủy quyền này phó tổng giám đốc thường trực không ký mà vẫn ký vào các văn bản, hồ sơ kỹ thuật phát hành hàng ngày.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp này có sai luật không? để khắc phục lại trường hợp này thì Công ty ty có phải ra Quy chế hoạt động phân công lại và ghi rõ việc ủy quyền ký không? mà Trường hợp ký này là ký thay hay là ký thừa lệnh ah?
Bây giờ có một số Quyết định về Kỹ thuật muốn để Phó Tổng giám đốc ký thì phần căn cứ ghi là Phó Tổng giám đốc Công ty căn cứ...... còn phần điều 2 và điều 3 là giao cho ai đó phụ trách thi hành thì cũng là Phó tổng giám đốc ký phụ trách thi hành thì nên ghi như thế nào mới là hợp lý ah?
Rất mong nhận được tư vấn sớm của Luật sư.
Trân trọng cảm ơn! (melodynguyen89@.....)
Trả lời:
Bạn hỏi về vấn đề uỷ quyền trong doanh nghiệp, để bạn nắm rõ vấn đề, công ty luật Bảo Chính cung cấp thêm cho bạn các quy định của pháp luật về vấn đề uỷ quyền như sau:
Căn cứ Điều 581 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Khoản 1 điều 142 BLDS quy định: "Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện". Như vậy, người được ủy quyền là người đại diện cho người ủy quyền theo thỏa thuận giữa các bên. Do vậy, ngoài các điểm đặc thù của chế định đại diện thì người được ủy quyền còn chịu sự ràng buộc theo các quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền.
Trên thực tế việc ủy quyền diễn ra rất phổ biến, các bên có thể thỏa thuận tiến hành bằng nhiều hình thức, kể cả bằng miệng tuy nhiên đối với các trường hợp bạn hỏi thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức mới có giá trị.
Việc ủy quyền trong doanh nghiệp là việc ủy quyền của pháp nhân cho cá nhân. Do vậy, ủy quyền này phải do Người đại diện theo pháp luật cty (đại diện pháp nhân –Tổng giám đốc) ủy quyền cho cá nhân( Phó Tổng giám đốc) thực thi nhân danh pháp nhân. Việc ủy quyền trong doanh nghiệp có thể do Điều lệ, các quy chế nội bộ doanh nghiệp phân công phân nhiệm, hoặc các ủy quyền riêng rẽ quy định. Việc đúng sai thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi để hiêu rõ từng vấn đề cụ thể hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.