Tư vấn giải quyết vi phạm hợp đồng kinh doanh độc quyền
17/07/2017 14:26
Tư vấn về giải quyết vi phạm hợp đồng kinh doanh độc quyền
Tôi đã ký hợp đồng độc quyền bán sản phẩm xe đạp điện của công ty A tại tỉnh của tôi, vùng miền độc quyền là toàn tỉnh. Tôi đã chuyển tiền cho công ty A đơn hàng đầu tiên và hiện tại đã phát hiện ra công ty A này cũng ký hợp đồng với một công ty B bán xe đạp điện ở huyện trong tỉnh của tôi. Tôi đã liên hệ công ty A và công ty A Trả lời: Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau: cho tôi và "hứa" là không bán cho công ty B này nữa và công ty B này sẽ lấy hàng thông qua cửa hàng bên tôi.. Liệu tôi có thể quản lý việc này không khi công ty A và công ty B này âm thầm bán hàng cho nhau. Giờ tôi phải làm sao? (Minh Phát - Hà Nội)
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:
Điều 169. Luật thương mại 2005 quy định như sau:
Điều 169.Các hình thức đại lý
1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
4. Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.
Điều 174. Luật thương mại quy định như sau:
Điều 174.Quyền của bên đại lý
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:
1. Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này;
2. Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
3. Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
4. Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;
5. Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
Khoản 12
Điều 3. Luật thương mại 2005 quy định như sau:
Khoản 12 Điều 3. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.
Điều 300. Luật thương mại 2005 quy định như sau:
Điều 300.Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồngnếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Điều 301. Luật thương mại 2005 quy định như sau:
Điều 301.Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Như vậy,để đảm bảo cho việc phân phối độc quyền giữa nhà phân phối là công ty A và đại lý độc quyền của bạn thì giữa hai bênbạnnên viết bản cam kết phân phối độc quyền.Trong bản cam kết ghi rõ các nội dung:
Một bên của hợp đồng chỉ được chuyển quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng cho bên thứ 3nếu có sự đồng ý của bên kia.
Phạt vi phạm khi có vi phạm về việcphân phối độc quyền của nhà phân phối.
Chế tài xử phạt vi phạm khi có hành vi vi phạm hợp đồng và vi phạm cam kết theo đúng pháp luật quy định tại điều 301 Luật thương mại 2005.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi Tư vấn về giải quyết vi phạm hợp đồng kinh doanh độc quyền? nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng.!