Tư vấn cách thức xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh ?
09/05/2017 08:59
Hiện mẹ em đang làm chủ cửa hàng đồ chơi ở TP.HCM, thời gian bán cũng đã lâu rồi. Mới đây thì có 1 tiệm đồ chơi khác chuyển về, từ khi tiệm đó về thì liên tục muốn cạnh tranh với cửa hàng nhà em bằng mọi hình thức như: câu kéo khách hàng, mời qua mời lại giành giật khách, thế là bên đó sang nhà em đánh nhau, bên đó rất hung dữ, đã đưa ra công an nhiều lần, nhưng bên dó vẫn tìm lý do để kiếm chuyện với nhà em, ví dụ: người làm nhà em đang ngồi nhìn khách, thế là bên đó nói là nhìn đểu họ, rồi chạy sang đánh, bên đó họ mất ý thức kinh khủng, nhà em làm gì cũng quay sang nhìn, rồi lườm nguýt, nhà em ai mặc đồ gì là xầm xì. Nói chung là muốn kiếm chuyện để gây gổ. Bên đó tuyên bố là muốn dọc sạch tiệm nhà em, có lần đánh nhau bên đó đánh ba em, rách đầu, phải đi viện, ra phường thì cãi là do 2 bên xô xát, ba mẹ em thì già rồi nên luật không rành lắm. Xin luật sư tư vấn giúp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng (Theo khoản 4, Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004). Hành vi của cửa hàng kia là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Điều 39 Luật cạnh tranh quy định:
"Điều 39. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này bao gồm:
1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;
3. ép buộc trong kinh doanh;
4. Gièm pha doanh nghiệp khác;
5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;
9. Bán hàng đa cấp bất chính;
10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là việc một doanh nghiệp có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối thủ. Như vậy cửa hàng kia đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà cụ thể là có hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối thủ mà doanh nghiệp đối thủ ở đây là cửa hàng của gia đình bạn. Ngoài ra họ còn có hành vi gièm pha doanh nghiệp. Về thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định như sau:
Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 49 Luật cạnh tranh và Điều 40 Nghị định 71/2014/NĐ-CP, thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc về cơ quan quản lí cạnh tranh (cụ thể từ Điều 40 đến Điều 48 Luật cạnh tranh).
Hình thức xử lý được quy định tại Nghị định số 71/2014/NĐ-CP cụ thể với từng hành vi như sau:
"Điều 31. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
b) Gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
"Điều 32. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm cho doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường;
b) Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất
Trân trọng !
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.