Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

19006281

Tư vấn về thành lập công ty của công ty nước ngoài tại Việt Nam?

27/03/2017 17:02
Câu hỏi:

Xin chào, Doanh nghiệp của tôi kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử/kinh doanh mỹ phẩm online, trụ sở công ty ở Đài Bắc, đã có chi nhánh tại Philippines. Chúng tôi tiếp tục muốn mở thêm chi nhánh ở Hà Nội - Việt Nam.
1.Đối với trường hợp của chúng tôi, nên thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hay thành lập doanh nghiệp nội địa (Thuê một cá nhân Việt Nam chịu trách nhiệm về pháp lí) ? Hai trường hợp này mặt lợi và hại như thế nào?
2. Nếu chúng tôi thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài, thì cơ chế so với doanh nghiệp nội địa khác nhau như thế nào?
3. Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp ra sao? Xin trân trọng cảm ơn, mong nhận được phản hồi sớm. Do không chuyên môn trong lĩnh vực này nên chúng tôi cũng có dự định mời luật sư tư vấn.

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau

Theo căn cứ tại Điều 16 Luật thương mại năm 2005 quy định về hình thức hoạt động thương mại tại việt nam của thương nhân nước ngoài như sau:

"Điều 16. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam."

Trong trường hợp này bạn lưu ý tại Việt Nam, chi nhánh và doanh nghiệp là hai đơn vị khách nhau, chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và thủ tục thành lập chi nhánh và thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là khác nhau.

-Thứ nhất: Thành lập tổ chức kinh tế mới có vốn góp nước ngoài.

Theo quy định tại điều 22 Luật đầu tư năm 2014 quy định:

"Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."

Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo nghị định 118/2015/NĐ-CP về hướng dẫn luật đầu tư:

"Điều 44. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

1. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục như sau:

a) Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này;

b) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.

2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; không xem xét lại nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3. Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế thành lập theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư."

- Thứ hai : đầu tư vào doanh nghiệp nội địa của Việt Nam. Theo hướng dẫn tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định về hình thức đầu tư vào doanh nghiệp nội địa như sau:

"Điều 46. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

1. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau:

a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.

3. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thực hiện theo thủ tục sau:

a) Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư;

c) Sau khi nhận được thông báo theo quy định tại Điểm b Khoản này, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổđông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

4. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện trước thời điểm nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp."

Như vậy, nếu bạn đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới, sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại sở kế hoạch đầu tư sau đó thực hiện thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới bên phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty dự định đặt trụ sở chính.

Còn đối với hình thức mua cổ phần, phần vốn góp, góp vốn vào một doanh nghiệp nội địa có sẳn, bạn không phài thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp nếu như bạn thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 26 luật đầu tư 2014. Sau đấy nếu được sở kế hoạch đầu tư chấp thuận sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh gửi lên phòng đăng ký kinh doanh.

- Thứ ba: Thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Theo hướng dẫn tại Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết văn phòng đại diện, chi nhánh thương nhân nước ngoài quy định về trình tự thủ tục như nhau:

+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh: Bộ Công Thương thực hiện việc cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.

+ Hồ sơ: Bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

2) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

3) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;

4) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

5) Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;

6) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;

7) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:

- Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;

- Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh

+ Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh:

1) Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ công thương kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ công thương cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Vậy với các hình thức nêu trên thì thương nhân nước ngoài có thể chọn lựa hình thức sao cho phù hợp với điều kiện của thương nhân đó để thực hiện hoạt động thương mại ở Việt Nam một cách hiệu quả. Dù là hình thức đầu từ nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Nếu thành lập thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý còn nếu kinh doanh dưới góp vốn vào doanh nghiệp sẽ bị hạn chế về quyền điều hành, lợi nhuận chia phần trăm theo tỉ lệ vốn góp. Xuất phát từ việc có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài nên nhà nước sẽ không có những chính sách ưu đãi linh hoạt doanh cho doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết chính xác nhất.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 19/VBHN-BCT Quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Nghị định 19/VBHN-BCT Quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
Nghị định số 118/2015/NĐ_CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư về việc áp dụng, kiểm soát, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh Nghị định số 118/2015/NĐ_CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư về việc áp dụng, kiểm soát, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh
Luật số 160/2016/QH13 luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt Luật số 160/2016/QH13 luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt
Nghị định 25/2010/NĐ-CP Về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu Nghị định 25/2010/NĐ-CP Về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu
Thông tư 37/2016/TT-BTC Quy định lãi suất cho vay của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Thông tư 37/2016/TT-BTC Quy định lãi suất cho vay của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nghị định số 108/2008/QĐ-BTC về Về việc ban hành Quy chế Tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Nghị định số 108/2008/QĐ-BTC về Về việc ban hành Quy chế Tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Thông tư số 11/2013/TT-BCT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu. Thông tư số 11/2013/TT-BCT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.
Nghị định 92/2016/NĐ-CP Quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng Nghị định 92/2016/NĐ-CP Quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Thông tư số 121/2012/TT-BTC Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng Thông tư số 121/2012/TT-BTC Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng
Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã
Thông tư số: 133/2016/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa Thông tư số: 133/2016/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2009 Quy định điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2009 Quy định điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Nghị định 90/2011/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nghị định 90/2011/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Nghị định 210/2013/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn Nghị định 210/2013/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn
Nghị định 103/2012/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động Nghị định 103/2012/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động
Nghị định 01/2014/NĐ-CP Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam Nghị định 01/2014/NĐ-CP Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP Quy định về hòa giải thương mại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP Quy định về hòa giải thương mại
Nghị định 89/2006/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa Nghị định 89/2006/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa
Nghị định 59/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Nghị định 59/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện