Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

19006281

Tìm hiểu xuất xứ hàng hóa và cách thức hợp tác với nước ngoài ?

21/07/2017 11:37
Câu hỏi:

Tìm hiểu xuất xứ hàng hóa và cách thức hợp tác với nước ngoài ? Hiện tại, doanh nghiệp chúng tôi( chuyên sản xuất xi măng và gạch chịu lửa) nhập than của công ty A. Qua tìm hiểu được biết công ty A còn nhập than qua rất nhiều cầu nữa là công ty B, C, D. Vậy công ty chúng tôi có nghĩa vụ phải tìm hiểu rõ ràng nguồn gốc của than đó hay không? Khi phát hiện than đó là than thổ phỉ, không rõ nguồn gốc và phát sinh kiện tụng tại Tòa thì Công ty chúng tôi có phải chịu trách nhiệm gì không? Bên cạnh đó, phía nước ngoài muốn hợp tác để cung cấp sản phẩm gạch chịu lửa cho chúng tôi bán tại Việt Nam và sẽ chuyển giao công nghệ cho công ty nếu sản phẩm tiêu thụ thuận lợi. Liệu hợp đồng ký ở đây là HĐ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA hay có thể ký HĐ BCC ngay từ đầu?

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

a. Về xuất xứ hàng hóa:

Hiện tại, các bạn nhập than của công ty A (Công ty A xuất hóa đơn GTGT đầy đủ cho các bạn. Theo đó bạn mua hàng từ công ty A và công ty A có xuất hóa đơn GTGT, tức là bạn đã mua hàng từ các tổ chức kinh doanh có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên công ty bạn có quyền yêu cầu công ty A chứng minh nguồn gốc của số than đó kể cả khi biết được công ty A còn nhập than qua rất nhiều cầu nữa là công ty B, C, D mà không có nghĩa phải tìm hiểu rõ ràng nguồn gốc của than đó.

Trong trường hợp công ty bạn có yêu cầu biết nguồn gốc của số than trên mà công ty A không xuất trình được giấy tờ chứng minh số than đó có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng thì để tránh trường hợp vi phạm pháp luật công ty bạn có thể tự tìm hiểu rõ ràng nguồn gốc của số than đó. Khi công ty A không thể chứng minh nguồn gốc số than đó, công ty bạn có quyền không tiến hành hợp tác thu mua than với công ty A và có quyền yêu cầu công ty A bồi thường.

Tuy nhiên trong trường hợp dù không biết nguốn gốc số than đó mà công ty bạn vẫn tiến hành kinh doanh thì có thể xảy ra trường hợp công ty bạn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ được quy định như sau:

- Hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 1 Nghị định 185/2013/NĐ-CP là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

2. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định này bao gồm:

c) Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;"

Khi công ty bạn kinh doanh than không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì sẽ thuộc đối tượng bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 2 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP:

"Điều 2. Đối tượng bị xử phạt hành chính

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này gồm cả hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3.Tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này gồm cả tổ chức kinh tế là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam."

- Mức xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ:

Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP

17. Sửa đổi tên Điều 21 như sau:

“Điều 21. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác”

Cụ thể

Căn cứ vào Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

"Điều 21. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa, trừ thuốc bảo vệ thực vật;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

13. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

b) Là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi;

c) Thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

14. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

15. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này."

Như vậy nếu bạn không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của mình thì tùy vào mức độ vi phạm bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 (như trên).

- Khi phát hiện than đó là than thổ phỉ, không rõ nguồn gốc và phát sinh kiện tụng tại Tòa thì trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên với nhau trong hợp đồng (coi các thỏa thuận này không trái với quy định của pháp luật và vi phạm đạo đức xã hội). Nếu giữa các bên không có sự thỏa thuận, vấn đề trách nhiệm sẽ xác định theo các quy định từ Điều 57 đến Điều 62 Luật thương mại 2005 về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Để hiểu rõ thêm, bạn có thể tham khảo thêm trong các điều luật này

b. Về việc hợp tác với nước ngoài:

Hợp đồng BCC được giải thích cụ thể tại các Khoản 9,13,14 và 15 Điều 3 Luật đầu tư 2014 như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

9. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

13. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

14. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

15. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông."

Theo đó Hợp đồng BCC chỉ được ký kết giữa các nhà đầu tư, còn trong trường hợp của bạn thì bạn và phía nước ngoài muốn hợp tác để cung cấp sản phẩm gạch chịu lửa để bán tại Việt Nam nên việc bước đầu nhập khẩu gạch công ty bạn phải ký HĐ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA mà không được ký hợp đồng BCC ngay.

Hợp đồng BCC giữa công ty bạn và công ty nước ngoài sẽ được ký kết nếu sản phẩm tiêu thụ thuận lợi có thị trường tại Việt Nam thì phía nước ngoài sẽ tiến tới chuyển giao công nghệ cho công ty bạn. Theo chúng tôi thì khi công ty bạn và công ty nước ngoài tiến hành chuyển giao công nghệ thì công ty bạn và công ty nước ngoài nên hợp tác đầu tư thành lập tổ chức kinh tế để sản xuất gạch chịu lửa theo quy định tại Điều 22 Luật đầu tư năm 2014:

"Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."

Nhận thấy rằng công ty bạn và công ty nước ngoài thuộc diện đầu tư kinh doanh mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nên trước hết công ty bạn phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, theo Điều 29 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư thì thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện như sau:

"Điều 29. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

1. Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.

2. Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

b) Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này (nếu có)."

- Hồ sơ theo quy định tại Luật đầu tư năm 2014 như sau:

"1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC."

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Nghĩa vụ tìm hiểu xuất xứ hàng hóa và cách thức hợp tác với nước ngoài”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Nghị định 87/2015/NĐ-CP Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp Nghị định 87/2015/NĐ-CP Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Nghị định 01/2014/NĐ-CP Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam Nghị định 01/2014/NĐ-CP Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
Nghị định 89/2006/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa Nghị định 89/2006/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa
Thông tư 33/2010/TT-BCA Quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Thông tư 33/2010/TT-BCA Quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Nghị định 30/2007/NĐ-CP ngày 01/03/2007 Về kinh doanh xổ số. Nghị định 30/2007/NĐ-CP ngày 01/03/2007 Về kinh doanh xổ số.
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Nghị định 53/2016/NĐ-CP Quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước Nghị định 53/2016/NĐ-CP Quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước
Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định về phát triển công nghiệp hỗ trợ Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định về phát triển công nghiệp hỗ trợ
Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/05/2014 Về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/05/2014 Về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã
Nghị định 81/2015/NĐ-CP quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Nghị định 81/2015/NĐ-CP quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Nghị định 66/2008/NĐ-CP Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Nghị định 66/2008/NĐ-CP Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Nghị định 69/2016/NĐ-CP Về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ Nghị định 69/2016/NĐ-CP Về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
Nghị định 206/2013/NĐ-CP Về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Nghị định 206/2013/NĐ-CP Về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Nghị định 78/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 30/2007/NĐ-CP Về kinh doanh sổ xố Nghị định 78/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 30/2007/NĐ-CP Về kinh doanh sổ xố
Nghị định số 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam Nghị định số 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Luật số 13/2008/QH12 Thuế giá trị gia tăng Luật số 13/2008/QH12 Thuế giá trị gia tăng
Nghị định 125/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ giám định thương mại Nghị định 125/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ giám định thương mại
Nghị định 194/2013/NĐ-CP Về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Nghị định 194/2013/NĐ-CP Về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Thông tư 80/2012/TT-BTC Hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế Thông tư 80/2012/TT-BTC Hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế