Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
17/03/2017 17:27Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu như sau:
- Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
+ Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
+ Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
+ Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
+ Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
- Hồ sơ hải quan:
+ Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;
+ Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;
+ Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.
- Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Nghị định này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
- Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
- Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
- Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
- Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:
+ Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;
+ Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.
- Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp: Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa; Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài); và trường hợp không tái xuất (Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác) hoặc trường hợp xử lý hàng tái chế không tái xuất được hoặc trường hợp quá thời hạn 275 ngày kể từ ngày tái nhập để xử lý thuế theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Bảo Chính đối với câu hỏi của bạn, nếu bạn còn vướng mắc có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc vui lòng gọi 19006281 để nghe Luật sư tư vấn chi tiết và chính xác nhất.
Công ty luật Bảo Chính!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.