Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

19006281

Thứ tự thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản như thế nào

21/07/2017 15:51
Câu hỏi:

Thứ tự thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản như thế nào? Ngày 1/10/2015, người đại diện theo pháp luật của công ty A làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty A. Danh sách chủ nợ của công ty như sau: Nợ anh N 1 tỷ đồng (có bảo đảm bằng một ngôi nhà được định giá trong hợp đồng thế chấp là 1 tỉ đồng), nợ anh B 1,9 tỷ đồng (có bảo đảm 1 tỷ đồng), nợ chị K 3 tỷ đồng, nợ chị D 2 tỷ đồng, nợ bà H 5 tỷ đồng, nợ tôi 5 tỷ đồng. Tổng số tài sản của công ty là 11 tỷ, chi phí phá sản là 0,2 tỷ và nợ lương người lao động là 0,8 tỷ. Liệu khoản nợ trên được giải quyết như thế nào và tôi có nhận được lại 5 tỷ hay không?

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

Theo trường hợp của bạn, khi công ty này đang thực hiện thủ tục phá sản, sẽ có khả năng phải thực hiện việc phục hồi kinh doanh, theo đó, tại Điều 53 Luật phá sản 2014 quy định:

"Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm

1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã."

Như vậy, các khoản nợ có bảo đảm sẽ được ưu tiên thanh lý trước bằng tài sản bảo đảm ghi trong hợp đồng vay.

Vì bạn không đề cập đến tài sản bảo đảm trong khoản nợ của bạn nên có thể hiểu khoản nợ của bạn không có bảo đảm. Theo Khoản 1 Điều 54 Luật phá sản thì:

"Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ."

Nếu đã thanh toán xong các khoản về chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà vẫn còn tài sản để chia thì sẽ tiếp tục trả cho các khoản nợ còn lại cho tới hết nhưng số tiền còn lại mà không đủ để trả lại hết các khoản nợ thì phải chia đều cho các khoản nợ còn lại theo tỷ lệ của khoản nợ.

Nếu thanh toán xong các khoản trên mà không còn tài sản để thanh toán nợ không bảo đảm hoặc nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ thì sẽ không được thanh toán nữa.

Như vậy, tùy thuộc vào khả năng tài chính của Công ty A mà bạn có được nhận lại 5 tỷ hay không.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Thứ tự thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản như thế nào”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Nghị định 125/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ giám định thương mại Nghị định 125/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ giám định thương mại
Nghị định số 71/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về  xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh Nghị định số 71/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
Nghị định số 118/2015/NĐ_CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư về việc áp dụng, kiểm soát, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh Nghị định số 118/2015/NĐ_CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư về việc áp dụng, kiểm soát, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh
Nghị định 91/2009/NĐ-CP Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Nghị định 91/2009/NĐ-CP Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã
Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công an về quản lý an ninh trật tự với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc Bộ Công an Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công an về quản lý an ninh trật tự với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc Bộ Công an
Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
Nghị định 102/2007/NĐ-CP Quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ Nghị định 102/2007/NĐ-CP Quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ
Nghị định 57/2014/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của tồng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước Nghị định 57/2014/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của tồng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
Nghị định 19/2014/NĐ_CP Ban hành điều lệ mẫu của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Nghị định 19/2014/NĐ_CP Ban hành điều lệ mẫu của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Nghị định 108/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật  Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Nghị định 108/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Nghị định số 108/2008/QĐ-BTC về Về việc ban hành Quy chế Tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Nghị định số 108/2008/QĐ-BTC về Về việc ban hành Quy chế Tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Nghị định 39/2007/NĐ-CP Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh Nghị định 39/2007/NĐ-CP Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Thông tư 80/2012/TT-BTC Hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế Thông tư 80/2012/TT-BTC Hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế
Nghị định 78/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 30/2007/NĐ-CP Về kinh doanh sổ xố Nghị định 78/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 30/2007/NĐ-CP Về kinh doanh sổ xố
Nghị định 52/2013/NĐ-CP Về thương mại điện tử Nghị định 52/2013/NĐ-CP Về thương mại điện tử
Nghị định 87/2015/NĐ-CP Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp Nghị định 87/2015/NĐ-CP Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Nghị định 66/2008/NĐ-CP Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Nghị định 66/2008/NĐ-CP Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp