Pháp luật xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê
26/07/2017 08:56Pháp luật xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê? Công ty tôi kinh doanh dịch vụ đòi nợ, vừa qua công ty tôi đã thành lập một chi nhánh mới và thuê ông B làm giám đốc chi nhánh, trước đây ông B đã có kinh nghiệm làm giám đốc của một công ty đòi nợ khác. Tuy nhiên, mới đây công ty tôi mới biết công ty kinh doanh đòi nợ mà ông B làm quản lý cách đây một năm bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp công ty tôi thuê giám đốc như vậy có vi phạm pháp luật không? (Trương Văn Minh - Nghệ An)
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định như sau:
Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
“1. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
2. Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
3. Không có tiền án.
4. Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thoả mãn thêm điều kiện: trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ” (Điều 14).
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
“1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đối với hành vi vi phạm lần đầu một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Kinh doanh ngành nghề, dịch vụ khác ngoài các hoạt động dịch vụ đòi nợ được quy định tại Nghị định này;
b) Không duy trì đủ mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định này;
c) Bầu, bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định này vào các chức danh quản lý doanh nghiệp hoặc chức danh giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ về mỗi lần tái vi phạm một trong các hành vi vi phạm nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấm dứt ngay hoạt động kinh doanh ngoài các hoạt động dịch vụ đòi nợ;
b) Buộc đáp ứng đủ các điều kiện về vốn, điều kiện đối với người quản lý hoặc giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp” (Điều 24).
Như vậy, theo quy định của pháp luật, giám đốc chi nhanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng điều kiện trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Do đó, trong trường hợp này nếu ông B đã từng làm quản lý của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác trong thời gian ba năm trước thì không đủ điều kiện làm giám đốc. Nếu ông B không đủ điều kiện mà công ty anh (chị) vẫn thuê thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngnếu tái phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định như sau:
Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
“1. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
2. Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
3. Không có tiền án.
4. Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thoả mãn thêm điều kiện: trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ” (Điều 14).
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
“1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đối với hành vi vi phạm lần đầu một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Kinh doanh ngành nghề, dịch vụ khác ngoài các hoạt động dịch vụ đòi nợ được quy định tại Nghị định này;
b) Không duy trì đủ mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định này;
c) Bầu, bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định này vào các chức danh quản lý doanh nghiệp hoặc chức danh giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ về mỗi lần tái vi phạm một trong các hành vi vi phạm nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấm dứt ngay hoạt động kinh doanh ngoài các hoạt động dịch vụ đòi nợ;
b) Buộc đáp ứng đủ các điều kiện về vốn, điều kiện đối với người quản lý hoặc giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp” (Điều 24).
Như vậy, theo quy định của pháp luật, giám đốc chi nhanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng điều kiện trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Do đó, trong trường hợp này nếu ông B đã từng làm quản lý của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác trong thời gian ba năm trước thì không đủ điều kiện làm giám đốc. Nếu ông B không đủ điều kiện mà công ty anh (chị) vẫn thuê thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngnếu tái phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Pháp luật xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Trân trọng!