Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

19006281

Pháp luật về đánh giá dự thầu trong liên doanh được quy định như thế nào?

21/07/2017 17:22
Câu hỏi:

Pháp luật về đánh giá dự thầu trong liên doanh được quy định như thế nào? Công ty A và công ty B là 2 nhà thầu liên danh để đủ năng lực làm gói thầu NSNN. Sau khi trúng thầu Công ty A giao thầu lại cho bên em 1/2 giá trị công trình của công ty A. Về mặt pháp lý chỉ có công ty A và B, nhưng thực tế gói thầu chia làm ba:công ty e, công ty A và B. Trong quá trình thi công, công ty em lấy toàn bộ vật tư, hóa đơn theo tên và mã số thuế của công ty em. Đến thời điểm quyết toán, e gặp vấn đề về hóa đơn chứng từ với công ty A để bổ sung cho chủ đầu tư phê duyệt. Em được biết trong hồ sơ thầu của công ty A làm Đứng đầu liên danh đã cam kết không giao thầu lại cho bên khác hoặc phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. Liệu trường hợp này giải quyết như thế nào ạ?

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 3 Điều 5 Luật đấu thầu 2013 quy định:

"3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh."

Tư cách hợp lệ của nhà thầu liên diên danh phải đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật đấu thầu 2013. Theo thông tin chị cung cấp thì công ty A liên danh với công ty B để thực hiện một gói thầu xây lắp. Như vậy, cả công ty A và công ty B cần phải có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 như sau:

"1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu."

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì công ty A và Công ty B sẽ đều là nhà thầu chính theo quy định tại khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu 2013:

"35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh."

Như vậy, nếu cả hai công ty cùng đảm bảo được các điều kiện trên về tư cách hợp lệ thì thỏa thuận liên danh của hai công ty là hợp lệ.

Trong trường hợp này, do doanh thu của Công ty B không đảm bảo để thực hiện cả gói thầu, thế nhưng nếu công ty B muốn liên danh tham gia gói thầu này thì công ty B phải đảm bảo năng lực thực hiện một phần công việc đã thỏa thuận.

Khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu thì khoản 1 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:

"Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;"

Việc các nhà thầu chứng minh năng lực và kinh nghiệm là một thủ tục bắt buộc khi tham dự thầu, nếu năng lực của công ty B không đáp ứng được một phần công việc đã thỏa thuận thì sẽ không được xem xét, đánh giá về kỹ thuật theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

"3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật."

Về việc đánh giá về năng lực thì thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 phụ lục thông tư 03/2015/TT-BKHĐT như sau:

"Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu. Đối với gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được đánh giá tương ứng với phần mà nhà thầu tham dự thầu."

Như vậy, doanh thu cũng là một tiêu chí để đánh giá về năng lực và kinh nghiệp, nếu doanh thu của công ty không đáp ứng được việc thực hiện gói thầu thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Pháp luật về đánh giá dự thầu trong liên doanh được quy định như thế nào?”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Nghị định số 71/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về  xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh Nghị định số 71/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
Nghị định 184/2013/NĐ-CP Về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty hàng hải Việt Nam Nghị định 184/2013/NĐ-CP Về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty hàng hải Việt Nam
Nghị định 93/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm Nghị định 93/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 Về đăng ký doanh nghiệp Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 Về đăng ký doanh nghiệp
Nghị định 91/2015/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp Nghị định 91/2015/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
Nghị định 69/2014/NĐ-CP Về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước Nghị định 69/2014/NĐ-CP Về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước
Thông tư số 04/2007/TT-BTM Hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP Thông tư số 04/2007/TT-BTM Hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP
Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định của Luật phá sản năm 2014 Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định của Luật phá sản năm 2014
Nghị định số 106/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao Nghị định số 106/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Nghị định 206/2013/NĐ-CP Về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Nghị định 206/2013/NĐ-CP Về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Nghị định 53/2016/NĐ-CP Quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước Nghị định 53/2016/NĐ-CP Quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước
Nghị định 84/2015/NĐ-CP Nghị định 84/2015/NĐ-CP quy định về giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sátđầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam Nghị định 84/2015/NĐ-CP Nghị định 84/2015/NĐ-CP quy định về giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sátđầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Nghị định 96/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện, an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Nghị định 96/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện, an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
Nghị định 114/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế Nghị định 114/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
Nghị định 98/2014/NĐ-CP Quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Nghị định 98/2014/NĐ-CP Quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Nghị định 77/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế Nghị định 77/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế
Nghị định 103/2012/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động Nghị định 103/2012/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động