Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thủ tục hải quan hàng hóa vận chuyển kết hợp?
17/03/2017 15:25Chào Luật sư! Luật sư có thể thể giải đáp giúp tôi: Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thủ tục hải quan hàng hóa vận chuyển kết hợp?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 51 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan hàng hóa vận chuyển kết hợp như sau:
- Thủ tục hải quan vận chuyển kết hợp được áp dụng đối với hàng hóa quy định tại điểm b.1, b.2, b.5, b.6 khoản 1 Điều 50 Thông tư này, cụ thể là:
+ Hàng hoá xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
+ Hàng hoá nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu phi thuế quan;
+ Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan;
+ Hàng hóa vận chuyển từ khu phi thuế quan đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc đến các khu phi thuế quan khác;
- Địa điểm, hồ sơ và thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển kết hợp thực hiện đồng thời với việc làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình tương ứng; các thông tin vận chuyển kết hợp được kê khai theo các chỉ tiêu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ khai báo thông tin vận chuyển kết hợp, người khai hải quan đề nghị hàng hóa được vận chuyển chịu sự giám sát hải quan tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa (ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm nơi hàng hóa được vận chuyển đi và địa điểm nơi hàng hóa được vận chuyển đến); Người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện việc niêm phong đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư này để bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục;
- Đối với hàng hóa xuất khẩu
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu đã kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thuộc diện niêm phong hải quan
* Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
**Niêm phong hàng hóa; cập nhật thông tin bàn giao hàng hóa vận chuyển đi chịu sự giám sát trên Hệ thống.
Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, cập nhật trên Hệ thống hoặc gửi kèm biên bản bàn giao;
**Bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan để vận chuyển ra cửa khẩu xuất;
**Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
**Quá thời hạn vận chuyển hàng hóa mà hàng hóa chưa đến cửa khẩu xuất, có trách nhiệm chủ trì tổ chức truy tìm hàng hóa.
* Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hoá vận chuyển đến:
**Tiếp nhận hàng hóa do người khai hải quan xuất trình;
**Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống;
**Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến trên Hệ thống;
**Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi thực hiện truy tìm hàng hóa trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển mà chưa đến địa điểm đến.
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan:
Người khai hải quan chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu:
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu được đưa về kiểm tra tại địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu, hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan:
*Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai :
**Cập nhật thông tin trên hệ thống để đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa niêm phong, bàn giao cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra;
**Tiếp nhận hàng hóa do người khai hải quan vận chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hóa và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống;
**Cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống;
**Theo dõi thông tin hàng hóa vận chuyển, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để truy tìm trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm kiểm tra.
*Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa
**Căn cứ đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thực hiện niêm phong, cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào hệ thống; bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra;
**Theo dõi thông tin hàng hóa vận chuyển đi, chủ trì truy tìm trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm kiểm tra.
*Đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan:
Người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và đưa hàng qua khu vực giám sát tại cửa khẩu sau khi được cơ quan hải quan cho phép.
- Việc khai bổ sung, hủy khai vận chuyển kết hợp được thực hiện như đối với tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu quy định tại Thông tư này.
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Bảo Chính đối với câu hỏi của bạn, nếu bạn còn vướng mắc có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc vui lòng gọi 19006281 để nghe Luật sư tư vấn chi tiết và chính xác nhất.
Công ty luật Bảo Chính!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.