Nộp thuế đối với xe ô tô chở khách 15 chỗ ngồi?
05/05/2017 10:11
Thưa Luật sư!
Nhà em có xe Mercedes-Benz 15 chỗ ngồi đời 2001 (sắp hết đời). Lúc mua về em có tham gia vào hợp tác xã vận tải và có nộp thuế đầy đủ cho chi cục thuế của huyện thông qua hợp tác xã. Năm ngoái ,em có xin ra khỏi hợp tác xã không nộp thuế nữa (vì xe cũ ít khách em chạy đủ kiếm cơm).
Hợp tác xã nói ừ nghỉ thì thôi,chi cục thuế cũng chẳng nói gì. Cách đây 10 ngày chi cục thuế cho giấy mời bảo em phải nộp thuế 7.347.000 đồng, nếu không sẽ bắt xe về đồn công an huyện.Người kí đơn lại là Phó trưởng phòng công an huyện.
Vậy xin hỏi em có phải nộp thuế không, nếu không xe em có bị bắt không?
Xin cảm ơn rất nhiều ạ!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về câu hỏi của bạn, Công ty luật Bảo Chính trả lời bạn như sau:
Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP :
“1.Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn kháctrong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
4. Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”.
Như vậy , khi ra khỏi Hợp tác xã mà vẫn thực hiện kinh doanh vận tải ô tô _ sử dụng xe ô tô vận tải hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi thì bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh và nộp thuế theo quy định pháp luật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Nghị định 129/2013/NĐ-CP Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với người nộp thuế: a) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định; quá thời hạn gia hạn nộp thuế”.
Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về các biện pháp cưỡng chế:
“Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
3. Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
4. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
5. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
6. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề”.
Như vậy khi quá 90 ngày kể từ ngày đến hạn nộp thuế, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế trong đó có biện pháp kê biên, bán đầu giá tài sản kê biên. Xe ô tô là tài sản có thể bị kê biên đề cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế:
“2. Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo. b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền: a) Phạt cảnh cáo. b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9 và Điều 13 Nghị định này.
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thủ tục thuế của những người được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này áp dụng đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; trường hợp phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng 1/2 thẩm quyền xử phạt tổ chức. Thẩm quyền xử phạt vi phạm về khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại các khoản nêu trên thực hiện theo Khoản 2 Điều 109 Luật quản lý thuế”.
Như vậy với mức phạt đối với cá nhân là 7.347.000 đồng thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế. Tuy nhiên, cần lưu ý Sở giao thông vận tải có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm trong hoạt động vận tải bằng ô tô.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được tư vấn tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn vui lòng gọi 1900 6281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại...xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.