Nên thực hiện theo quy định nào khi thực hiện chào hàng cạnh tranh trong lựa chọn nhà thầu?
13/03/2017 17:14Thưa luật sư, tôi muốn hỏi về chào hàng cạnh tranh trong lựa chọn nhà thầu: - Theo Điều 57 - Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu có giá trị không quá 5 tỷ đồng; Quy trình rút gọn đối với gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong Điều 18 và 19 Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính lại quy định chào hàng cạnh tranh chỉ được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 2 tỷ đồng, quy trình rút gọn được thực hiện với gói thầu có giá không quá 200 triệu đồng. Vậy tôi phải thực hiện theo Nghị định số 63 hay Thông tư 58 Xin cảm ơn!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:
Điều 57 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định:
"Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng."
- Điều 18 và Điều 19 Thông tư 58/2016/TT-BTC sử dụng vốn nhà nước mua sắm duy trì hoạt động thường xuyên cơ quan nhà nước cũng quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:
"Điều 18. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 2 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa thông dụng (có nhiều người sử dụng và có nguồn cung cấp đảm bảo, ổn định), sẵn có trên thị trường (hàng hóa được giao ngay khi có nhu cầu mà không phải thông qua đặt hàng để thiết kế, gia công, chế tạo, sản xuất), có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa (theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài) và tương đương nhau về chất lượng (có khả năng thay thế lẫn nhau do có cùng đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng và các đặc tính khác).
2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các Điều kiện sau:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền."
"Điều 19. Quy trình chào hàng cạnh tranh
1. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại Khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu từ trên 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
2. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại Khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu không quá 200 triệu đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ."
Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên vừa thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và vừa thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư 58/2016/TT-BTC.
Tuy nhiên, vì thông tư là văn bản của bộ nên nó mang tính hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn Nghị định của Chính phụ, nó điều chỉnh riêng từng mảng lĩnh vực. Do vậy đối với những gói thầu mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập mà sử dụng vốn nhà nước thì sẽ áp dụng Thông tư 58/2016/TT-BTC sử dụng vốn nhà nước mua sắm duy trì hoạt động thường xuyên cơ quan nhà nước.
Nếu tổ chức, cá nhân không phải là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội...không sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên thì sẽ áp dụng Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu để áp dụng.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi hoặc nghe luật sư tư vấn vui lòng gọi 19006281./.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.